Chăm sóc bón phân cây lúa thời kỳ cây con

Kích thước chữ

Thời kỳ cây con, khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi của cây lúa rất kém. Bà con cần phải có chế độ quản lý nước, chăm sóc, bón phân đúng cách để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất, tạo tiền đề cho những giai đoạn tiếp theo.

Chăm sóc cây lúa thời kỳ cây con

Dặm lúa

Cấy dặm lúa
Cấy dặm lúa

Trong quá trình gieo, cấy, có thể có những phần lúa bị chết do các yếu tố khách quan như (ngập nước, ốc, chuột,...), dặm lúa để đảm bảo mật độ lúa trên ruộng, giúp quá trình chăm sóc, bón phân lúa được dễ dàng hơn.

Ruộng sạ (gieo trực tiếp)

  • Sau khi gieo lúa từ 18 - 22 ngày, bà con tiến hành nhổ các cây mạ ở những nơi sạ dày trên cùng hoặc khác ruộng sau đó dùng tay hoặc dụng cụ cấy điền vào những phần lúa bị hại hoặc không thể lên được [1].

Lưu ý: Cây mạ được dặm phải cùng ngày tuổi và cùng giống với cây mạ hiện có trên ruộng.

Ruộng lúa cấy

  • Sau khi cấy từ 5 - 7 ngày, bà con dùng mạ cùng giống và tương đương ngày tuổi để trồng vào những phần lúa chết [1].
  • Mạ được dặm có thể được nhổ trên cùng ruộng, khác ruộng hoặc trong quá trình cấy được giữ lại dự phòng.

Quản lý nước

Tuần đầu sau sạ

Quản lý nước tuần đầu sau sạ
Quản lý nước tuần đầu sau sạ
  • Ruộng chỉ cần độ ẩm bão hòa.
  • Nếu ruộng ngập ở giai đoạn này có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình mọc mầm của giống hoặc thậm chí không mọc được.

Sau sạ từ 5 - 20 ngày

Quản lý nước sau sạ 5 - 20 ngày
Quản lý nước sau sạ 5 - 20 ngày
  • Sau 5 - 7 ngày bà con tiến hành cho nước vào xâm xấp ruộng, khoảng 1 - 3cm và duy trì mực nước này cho đến khi cây lúa được 20 ngày [1].
  • Cho nước vào ruộng ở giai đoạn này để ngăn ngừa cỏ dại phát triển.

Lưu ý: Ruộng khô, nứt nẻ trong giai đoạn này sẽ khiến rễ lúa tổn thương.

Kiểm soát sâu bệnh trên ruộng lúa giai đoạn cây con

Sâu hại

  • Sâu phao, bọ trĩ, sâu cuốn lá,.. là những tác nhân tấn công và gây hại nặng trên cây lúa con. Bà con cần theo dõi chu trình sinh trưởng của các tác nhân gây hại này và sử dụng BS25 - Insect để có thể quản lý và tiêu diệt chúng hiệu quả.
  • Sản phẩm có thành phần từ các chủng vi sinh tiêu biểu như nấm xanh, nấm trắng (Metarhizium spp., Beauveria spp.), đem lại hiệu quả vượt trội, không gây ra hiện tượng lờn thuốc kháng thuốc trên sâu bọ gây hại. Sử dụng BS25 - Insect đúng lúc, đúng cách giúp kiểm soát các tác nhân phá hại trên ruộng nhanh chóng, không cho chúng bùng phát, tấn công, làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây.
Sản phẩm trừ sâu côn trùng sinh học cho lúa
Sản phẩm trừ sâu sinh học

Bệnh hại

  • Thời kỳ cây con, nếu không được chăm sóc đúng cách, hoặc do các yếu tố khách quan của thời tiết, ruộng lúa rất dễ nhiễm đạo ôn, bạc lá, thối thân,... Những bệnh này nếu gây hại nặng có thể khiến cây lúa sinh trưởng chậm, hoặc thậm chí chết.
  • Sử dụng kết hợp BS01 - Chaetomium + BS04 - Trizon có thành phần là các chủng nấm đối kháng như: Trichoderma spp., Chaetomium spp. để quản lý sâu bệnh trong giai đoạn mạ là một trong những giải pháp tối ưu hiện nay. Sản phẩm bảo vệ cánh đồng khỏi nhiều tác nhân gây bệnh bao gồm nấm và vi khuẩn, giúp cây lúa phát triển khỏe mạnh, tạo tiền đề cho quá trình đẻ nhánh tiếp theo.
Bộ đôi trị bệnh sinh học cho lúa thời kỳ cây con
Bộ sản phẩm trừ bệnh cây lúa

Bón phân cho lúa thời kỳ cây con

Bón gốc [2]

  • Thời điểm: Sau sạ 10 - 12 ngày.
  • Liều lượng bón cho 1 ha: 60 - 80kg Ure + 40kg Kali.

Bón qua lá

  • Thời kỳ cây con, cây lúa cần dinh dưỡng để phát triển lá và bộ rễ. Sử dụng phân bón lá BS14 - Amino sau khi sạ 10 - 12 ngày sẽ giúp cây lúa phát triển nhanh, mạnh, tăng cường khả năng chống chọi với điều kiện bất lợi của tự nhiên.
  • Sản phẩm ứng dụng công nghệ hiện đại, chứa amino acid dạng thủy phân và khoáng cao cấp dạng dễ hấp thụ giúp bổ sung các chất cần thiết cho cây lúa sinh trưởng khỏe mạnh, cứng cây, đứng lá, ra rễ khỏe.
Dinh dưỡng bón lá cho lúa thời kỳ cây con
Sản phẩm bón lá cho cây lúa thời kỳ cây con

 

Tài liệu tham khảo

[1] Giáo trình Mô đun chăm sóc lúa. Bộ Nông nghiệp và PTNT, trang 9 - 16.

[2] Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư, 2016. Kỹ thuật thâm canh lúa tiên tiến, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Nam trang 49.