Kỹ thuật nhân giống cây vú sữa

Kích thước chữ

Để tạo ra một cây vú sữa khỏe mạnh, khả năng chống chịu tốt, cho năng suất và chất lượng tương đương với cây mẹ, bà con nên sử dụng các phương pháp nhân giống vô tính. Trong đó, phương pháp được sử dụng phổ biến nhất là ghép cành và ghép mắt, mời bà con cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết rõ hơn về 2 phương pháp này nhé.

Một số kỹ thuật nhân giống cây vú sữa

Kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp ghép cành

Ưu điểm, nhược điểm của ghép cành

  • Ưu điểm

- Cây con giữ được các đặc tính tốt của cây mẹ.

- Tỷ lệ thành công cao.

- Hệ số nhân giống cao, đáp ứng được nhu cầu sản xuất.

- Cây có khả năng chống chịu tốt, thời gian ra hoa tạo quả nhanh.

  • Nhược điểm

- Người ghép cây phải có kinh nghiệm và kỹ thuật tốt.

- Cây có tuổi thọ ngắn hơn so với cây phát triển từ hạt.

- Bộ rễ tương đối nông, chịu hạn kém, có thể gãy khi thời tiết mưa to gió lớn.

- Cây con có thể bị lây bệnh từ cây mẹ.

Kỹ thuật ghép cành cây vú sữa

Các dụng cụ cần thiết: Kéo cắt cành, dao ghép, bao quấn chuyên dụng.

Lưu ý: Các dụng cụ ghép phải được khử trùng trước khi sử dụng.

  • Bước 1: Xử lý gốc ghép
Kỹ thuật ghép cành cây vú sữa
Xử lý gốc ghép

- Dùng dao sắc cắt vát hai đường đối xứng nhau tạo thành hình nêm (Hình chữ V) dài 3-7cm.

  • Bước 2: Xử lý cành ghép
Kỹ thuật ghép cành cây vú sữa
Xử lý cành ghép

- Cắt xéo cành ghép sâu đến ⅓ đường kính cành rồi kéo dài về phía ngọn cành 1 khoảng dài hơn vạt nêm trên gốc ghép một chút. 

  • Bước 3: Ghép cành
Kỹ thuật ghép cành cây vú sữa
Ghép cành

- Gắn vạt nêm gốc ghép vào vết cắt xéo trên cành ghép, điều chỉnh sao cho lớp vỏ của 2 cành khớp với nhau.

  • Bước 4: Cố định cành ghép
Kỹ thuật ghép cành cây vú sữa
Cố định cành ghép

- Dùng băng quấn chuyên dụng để quấn kín mối ghép lại [1].

Kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp ghép mắt

Ưu điểm, nhược điểm của ghép mắt

Phương pháp ghép mắt có ưu điểm và nhược điểm tương tự phương pháp ghép cành.

Kỹ thuật ghép mắt cây vú sữa

Các dụng cụ cần thiết: Kéo cắt cành, dao ghép, bao quấn chuyên dụng.

Lưu ý: Các dụng cụ ghép phải được khử trùng trước khi sử dụng.

  • Bước 1: Xử lý gốc ghép
Kỹ thuật ghép mắt cây vú sữa
Xử lý gốc ghép

- Dùng dao sắc rạch vỏ gốc ghép thành hình chữ U ngược.

  • Bước 2: Xử lý mắt ghép
Kỹ thuật ghép mắt cây vú sữa
Xử lý mắt ghép

- Trên cành lấy mắt, chọn một mắt khỏe nhất để ghép, dùng dao cắt vát lấy phần vỏ có chứa mắt ghép.

- Kích thước của mắt ghép nhỏ hơn hoặc tương đương kích thước chữ U trên gốc ghép.

  • Bước 3: Ghép mắt
Kỹ thuật ghép mắt cây vú sữa
Ghép mắt

- Đặt mắt ghép vào trong phần chữ U trên gốc ghép, điều chỉnh mắt ghép khớp với hình chữ U rồi đóng lớp vỏ lại.

  • Bước 4: Cố định mắt ghép
Kỹ thuật ghép mắt cây vú sữa
Cố định mắt ghép

- Dùng bao quấn chuyên dụng quấn kín mối ghép lại.

- Sau khi ghép được 25-30 ngày, mở mối ghép ra, cắt bỏ lớp vỏ chữ U rồi bấm ngọn gốc ghép để kích thích mắt ghép bật chồi [1]. 

 

Tài liệu tham khảo

[1] Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Hợp tác Trang trại VietGap - Viện nghiên cứu Giống cây trồng Trung Ương, Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vú sữa.

[2] Kỹ thuật chăn nuôi - trồng trọt trong nông nghiệp, Nhân giống vú sữa bằng phương pháp ghép cải tiến.