Bắp cải là loại rau chủ lực trong họ Cải, được trồng phổ biếnnước ta và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Đây là loại rau ăn lá có giá trị kinh tế cao, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. 

Giới thiệu chung về cây bắp cải 

Tên thường gọi: bắp cải, bắp cải, bắp sú, sú 

Tên khoa học: Brassica oleracea  thuộc họ Cải (Brassicaceae) 

Bắp cải chứa nhiều loại vitamin cùng nhiều chất khoáng cần thiết cho sức khỏe con người như photpho, canxi, lưu huỳnh, sắt,... Cây bắp cải khá dễ trồng, được thị trường ưa chuộng và là loại rau có giá trị xuất khẩu cao, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ gia đình. 

Các bộ phận của cây bắp cải [1]. 

  • Rễ: Rễ nông, ưa ẩm, không chịu úng và hạn. Phát triển mạnh sau khi trồng khoảng 40 ngày. 
  • Thân 

- Thân ngoài: Mang các lá không cuộn thành bắp, xếp thành hình xoắn ốc, chiều cao từ 15 - 50cm tùy thuộc vào giống và kỹ thuật chăm sóc. 

- Thân trong: Mang các lá không có màu xanh. Thân trong càng ngắn thì bắp cuốn càng chặt và chắc. 

  •  

- Lá ngoài: Màu xanh thẫm hoặc xanh nhạt hoặc tím tùy giống. Lá ngoài có nhiệm vụ quang hợp nuôi cây và bắp. 

- Lá trong: Màu trắng ngà, vàng nhạt, tím hoặc xanh nhạt tùy giống. Số lượng và khối lượng của mỗi lá trong sẽ quyết định đến năng suất của cây. 

  • Hoa: Hoa lưỡng tính, có 4 cánh, có hình chữ thập. 
  • Quả: Có 2 mảnh vỏ. Quả non có màu xanh nhạt, khi già chuyển sang vàng nhạt. 
  • Hạt: Hạt hình cầu, màu nâu đỏ hoặc nâu sẫm. Kích thước hạt bé hơn hạt su hào và súp lơ xanh. 

Các giống bắp cải phổ biến

Việc chọn giống bắp cải phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương không chỉ đảm bảo năng suất cao mà còn mang lại chất lượng sản phẩm tốt. Dưới đây là một số giống bắp cải phổ biến được trồng nhiều ở Việt Nam.

Bắp Cải Trắng: Đây là loại bắp cải phổ biến nhất, có màu trắng xanh và hình cầu. Bắp cải trắng có vị ngọt nhẹ, giòn và được sử dụng rộng rãi trong các món ăn hàng ngày.

Bắp Cải Tím: Bắp cải tím có màu tím đậm bắt mắt, vị ngọt thanh và hơi cay nhẹ. Loại bắp cải này thường được sử dụng để trang trí món ăn hoặc làm salad.

Bắp Cải Xanh: Bắp cải xanh có lá màu xanh đậm, cuộn tròn chặt và có vị hơi đắng. Loại bắp cải này thường được dùng để nấu súp hoặc xào.

Điều kiện sinh trưởng của cây bắp cải 

Cây bắp cải là loại cây ưa khí hậu mát mẻ, ẩm ướt. Kỹ thuật trồng bắp cải để cây phát triển tốt, cần đảm bảo các điều kiện sau:

Điều kiện sinh trưởng của cây bắp cải
Điều kiện sinh trưởng của cây bắp cải

Nhiệt độ  

  • Bắp cải là cây có nguồn gốc ôn đới nên nhiệt độ yêu cầu của cây tương đối thấp. 
  • Nhiệt độ thích hợp để bắp cải phát triển dao động từ 15 - 25 độ C. 
  • Nhiệt độ trên 25 độ C cây sẽ sinh trưởng kém, hoặc không thể cuốn bắp. Nhiệt độ dưới 15 độ C cây sinh trưởng kém và dễ ra hoa [2]. 

Đất 

  • Đất thích hợp để trồng bắp cải là đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất phù sa màu mỡ, pH đất từ 5,5 - 6,5  [2]. 

Nước 

  • Bắp cải yêu cầu độ ẩm đất cao. Độ ẩm đất từ 75 - 80% là điều kiện để cây sinh trưởng phát triển tốt  [2]. 
  • Nếu không đủ nước, thời gian cuộn bắp của cây kéo dài, cuộn bắp nhỏ, nhiều xơ, ăn có vị đắng. 

Hiệu quả kinh tế của cây bắp cải 

Cây cải bắp có giá trị kinh tế cao, được tiêu thụ nhiều trong nước và xuất khẩu. Tại Lâm Đồng, hai huyện Đơn Dương, Đức Trọng có diện tích trồng bắp cải khá lớn, chiếm khoảng 40 - 45%. 

So với nhiều loại cây trồng khác, bắp cải đem lại giá trị cao hơn so với nhiều loại cây trồng khác. Trung bình 1ha bắp cải sẽ cho sản lượng 25 – 30 tấn, lợi nhuận đạt khoảng 200 triệu đồng [3]

 

Tài liệu tham khảo 

[1] Tạ Thu Cúc, 2007. Kỹ thuật trồng rau sạch, NXB Phụ Nữ, trang 6 - 9. 

[2] Nguyễn Mạnh Chinh, 2007. Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau ăn lá, NXB Nông nghiệp, trang 11 - 12. 

[3] Tài liệu mạng: Cao, Bắp cải trái vụ thu nhập khá, Báo Nông Nghiệp Việt Nam.