Tên gọi thông thường: Sâu xanh, sâu xanh bướm trắng
Tên khoa học: Pieris rapae
Các loại cây trồng thường bị hại: Cải bắp, cải thìa, su hào, xà lách,...
Kích thước chữ
Tên gọi thông thường: Sâu xanh, sâu xanh bướm trắng
Tên khoa học: Pieris rapae
Các loại cây trồng thường bị hại: Cải bắp, cải thìa, su hào, xà lách,...
- Sâu non: Màu xanh lục, có vân ngang ở các đốt bụng, trên lưng và hai bên thân có sọc vàng (các sọc này trên lưng đôi khi mờ hoặc có thể không thấy), toàn thân có nhiều lông tơ).
- Bướm: có thân dài 17 - 20mm, cánh trước màu trắng,, đầu cánh có chấm đen; góc cánh sau màu xám tro; bề mặt cánh có phủ lớp bụi phấn.
- Trứng: Có hình dạng như viên đạn, lúc mới đẻ có màu trắng sau đó chuyển sang vàng nhạt.
- Nhộng: Ban đầu có màu xanh lá sau đó chuyển sang màu xanh hơi vàng, khi sắp hóa thành bướm thì chuyển thành màu nâu xám hoặc xám đen.
- Sâu non đục lỗ ăn phần thịt, chừa lại lớp màng mỏng cùng những lỗ nhỏ li ti ở bề mặt lá.
- Lá và cuốn bắp nơi bị sâu cắn phá xuất hiện các hạt phân màu đen do sâu thải ra.
- Lá cải bắp bị thủng, mép lá và cùi non bị cắn khuyết chỉ chừa lại gân lá khi mật độ sâu phá hại lớn.
- Sâu xanh phá hại mạnh khiến cây cải bắp xơ xác, cây mất dần khả năng quang hợp, sinh trưởng kém, chất lượng và tính thẩm mĩ của bắp cải thấp.
- Chất thải - phân do sâu tiết ra gây mùi khó chịu, làm giảm giá trị của bắp cải, giá thành của bắp cải bị sâu phá hại sẽ thấp hơn so với giá thành bình quân, gây thiệt hại về lợi nhuận kinh tế cho người dân.
- Ngoài ra, các vết cắn của sâu còn là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm bệnh xâm nhập, tấn công và gây hại cho cây.
Biện pháp xử lý hóa học
- Sử dụng các thuốc hóa học chứa các hoạt chất: Diafenthiuron,...
Cảnh báo! Thuốc hóa học trừ sâu chứa các hoạt chất độc hại, khi con người tiếp xúc với lượng lớn hoặc lâu dài sẽ gây ngộ độc, dị ứng, lở ghẻ, làm suy giảm hệ miễn dịch, ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản, ung thư, thần kinh. Ngoài ra, việc sử dụng lâu dài thuốc hóa học còn khiến cho đất biến chất, cằn cỗi, nghèo dinh dưỡng ảnh hưởng đến quá trình canh tác ở những vụ mùa sau.
Biện pháp xử lý sinh học
Biện pháp được ưu tiên để xử lý sâu - côn trùng trong canh tác hiện nay là sử dụng các sản phẩm có thành phần từ vi khuẩn BT (Bacillus thuringiensis) như BS24 - Deep. Vi khuẩn Bt có khả năng tiết ra độc tố với sâu xanh khi chúng ăn vào. Các độc tố này có khả năng phá hủy hệ tiêu hóa của sâu xanh, khiến chúng bỏ ăn và chết chỉ sau 2 - 3 ngày. Bên cạnh đó, BS24 - Deep còn chứa nhiều loại nấm đối kháng như: nấm xanh, nấm trắng (Metarhizium spp., Beauveria spp.), đem lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ cây trồng khỏi nhiều tác nhân gây hại như: rệp muội, sâu tơ, bọ nhảy,...
BS24 - Deep được coi là giải pháp tối ưu, đem lại hiệu quả cao, an toàn trong việc phòng trừ sâu - côn trùng phá hại. Sản phẩm chứa các thành phần hoàn toàn từ vi sinh, khi phun cho cây trồng, nông sản không bị tồn dư hóa chất, thời gian bảo quản được kéo dài, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân.
Hướng dẫn sử dụng BS24 - Deep
- Xử lý: Pha 250ml sản phẩm BS24 - Deep với 200 lít nước.
Phun ướt đẫm thân, cành, lá, phun kỹ ở mặt sau của lá và vùng đất dưới gốc cây, từ 2 - 3 lần mỗi lần cách nhau 5 - 7 ngày khi phát hiện có sâu xanh bướm trắng xuất hiện trên vườn.
- Phòng ngừa: Pha 250ml sản phẩm BS24 - Deep với 400 lít nước.
Phun ướt đẫm thân, cành, lá, phun kỹ ở mặt sau của lá và vùng đất dưới gốc cây định kỳ 3 - 4 lần/ vụ.
Lưu ý: Nên phun kỹ bề mặt sau của lá và vùng đất dưới gốc cây để tăng hiệu quả phòng trừ. Sản phẩm ứng dụng công nghệ bào tử nấm nên không ảnh hưởng đến chất lượng, có thể pha chung với các loại phân bón và thuốc trừ sâu - côn trùng khác khi sử dụng.
Xem thêm các sâu hại thường gặp ở bắp cải:
Sản phẩm sinh học Hiệu quả cao - An toàn không độc hại
Bình luận
Hãy đăng nhập để bình luận