Hầu hết tất cả các loại rau màu (như cà chua, dưa leo, bí đỏ,...) giai đoạn ra hoa là giai đoạn quan trọng và nhạy cảm nhất. Chất lượng hoa, số lượng hoa và trái bí đao sẽ được quyết định từ 70 - 80% dựa vào quá trình chăm sóc cây ở giai đoạn này.
Chăm sóc cây bí đao giai đoạn ra hoa
Tưới nước cho cây bí đao giai đoạn ra hoa
Giai đoạn ra hoa là thời điểm cây bí đao chuyển giao giữa quá trình sinh trưởng sinh dưỡng (phát triển thân, cành, lá) và sinh dưỡng sinh thực (phân hóa mầm, ra hoa, tích trữ chất hữu cơ để nuôi trái). Ở giai đoạn này nhu cầu nước của cây cao hơn so với giai đoạn cây con.
Tiến hành tưới nước 2 lần/ngày, có thể điều chỉnh số lần tưới nước tùy vào điều kiện thời tiết sao cho độ ẩm đất trồng cây phải đạt khoảng từ 70 - 80% [1].
Lưu ý: Tưới nước quá ít, đất không đủ độ ẩm sẽ khiến cây sinh trưởng kém, ra hoa ít, hoa nhỏ, kém chất lượng. Tưới nước quá nhiều, độ ẩm đất trên 80% sẽ làm cây vàng lá, rụng hoa, năng suất thấp.
Thụ phấn nhân tạo cho cây bí đao
Để nâng cao tỷ lệ đậu trái, nhiều người nông dân trồng bí đao đã dùng cách thụ phấn nhân tạo cho hoa. Thời gian thụ phấn sẽ diễn ra vào 7 - 9 giờ sáng.
Hoa đực và hoa cái được chọn phải to, đẹp, hoàn chỉnh, không mắc sâu bệnh và khác gốc với nhau.
Hoa đực được ngắt khỏi cây, bỏ hết đài và cánh hoa sau đó chấm nhị đực lên đầu vòi của nhụy hoa cái [2].
Kiểm soát sâu bệnh trên cây bí đao giai đoạn ra hoa
Sâu hại
Ở giai đoạn này, cây bí đao thường bị rầy mềm, bọ trĩ,... tấn công, gây hại. Nếu không có biện pháp kiểm soát kịp thời, đúng lúc sẽ làm giảm chất lượng, số lượng hoa.
Sử dụng BS25 - Insect để phòng ngừa và tiêu diệt sâu - côn trùng gây hại cây bí đao giai đoạn ra hoa. Sản phẩm an toàn cho người sử dụng, người tiêu dùng và thân thiện với môi trường. Phun phòng ngừa giúp kiểm soát khả năng gây hại sâu - côn trùng, không làm ảnh hưởng năng suất cây bí đao.
Bệnh hại
Giai đoạn ra hoa, cây bí đao thường mắc các bệnh như thán thư, sương mai,... Cần phải có biện pháp phòng ngừa và kiểm soát bệnh hại đúng lúc, đúng cách để hạn chế tổn hại về năng suất, chất lượng hoa do bệnh gây nên.
Có thể tham khảo, sử dụng sản phẩm BS02 - Tika của bacsicayxanh để quản lý nấm khuẩn, kiểm soát mầm bệnh. BS02 phun phòng ngừa giúp ngăn chặn, hạn chế mầm bệnh lây lan, kiểm soát mầm bệnh ở mức thấp, không thể ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây bí đao.
Bón phân cho cây bí đao giai đoạn ra hoa
Phân bón hóa học
Lân và Nitơ là hai nguyên tố dinh dưỡng mà cây bí đao cần nhất ở giai đoạn chuẩn bị ra hoa, trổ bông.
Hai nguyên tố này giúp kích thích cây phát triển khỏe, ra hoa nhiều, hoa đạt chất lượng. NPK, Ure, Lân là các loại phân bón hóa học có thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cây trong thời kì này.
Khi bí đao bắt đầu phân hóa mầm hoa đến trước khi cây ra hoa rộ, tiến hành bón thúc đợt 2 với lượng phân bón cho 1.000m2 như sau: 10 - 20 kg NPK 20: 20: 15 bón gốc + bổ sung phân bón lá NPK 10: 60: 10 [3].
Lưu ý: Bón phân trước khi cây ra hoa rộ từ 7 - 10 ngày để phân bón có thời gian tan, cây hấp thụ kịp thời.
Phân bón hữu cơ vi sinh
Bón phân hữu cơ vi sinh cho cây bí đao ở giai đoạn này giúp cây khỏe mạnh, có đầy đủ dinh dưỡng để phân hóa mầm hoa, hình thành hoa, ra hoa nhiều, cuống hoa to, khỏe.
Bón gốc
Từ 7 - 10 ngày trước khi hoa nở rộ, tiến hành bón các loại phân bón hữu cơ có thương hiệu, được sản xuất và cung cấp bởi các đơn vị có uy tín trên thị trường.
Phun lá
Sử dụng các dòng sản phân bón lá có chứa các khoáng đa, trung, vi lượng. Có thể tham khảo, sử dụng BS15 Nutiđể giúp cây trổ bông đồng loạt, tăng tỉ lệ đậu trái, cây khỏe mạnh.
Tài liệu tham khảo
[1] Thái Hà và Đặng Mai, 2011. Bạn của nhà nông - Kỹ thuật trồng và chăm sóc một số loại rau NXB Hồng Đức, trang 80 - 88.
[2] Tài liệu tập huấn kỹ thuật ICM trên cây bí xanh, 2015. Sở Nông Nghiệp & PTNT Thanh Hóa.