Giai đoạn cây con cho đến trước ra hoa là giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng của cây. Bí đao ở giai đoạn này sẽ tập trung dinh dưỡng để nuôi rễ, thân, chồi, lá. Cần theo dõi và có chế độ chăm sóc, tưới tiêu cây hợp lý để cây phát triển nhanh, mạnh.
Chăm sóc cây bí đao giai đoạn cây con
Tưới nước cho bí đao giai đoạn cây con
Bộ rễ của cây bí đao phát triển rất khỏe và lan rộng nên cây bí đao có khả năng chịu hạn rất tốt, tuy nhiên khả năng chịu ngập úp của cây kém.
Tùy vào điều kiện thời tiết và chế độ thoát nước của đất trồng cây mà có thể tưới nước từ 1 - 2 lần/ ngày vào sáng sớm hoặc chiều tối. Đảm bảo duy trì độ ẩm của đất trồng trong khoảng từ 65 - 70% [1].
Lưu ý: Nếu độ ẩm đất ở giai đoạn này dưới 65% cây vẫn có thể sống nhưng còi cọc, suy nhược, sinh trưởng kém.
Bấm ngọn, lấp gốc cho bí đao giai đoạn cây con
Tiến hành bấm ngọn để cây ra các nhánh con khi thấy cây có từ 5 - 7 lá, tránh việc để ngọn dây chính vươn quá dài.
Khi cây bí đao dài 60 - 70cm tiến hành khoanh dây quanh gốc, dùng đất chặn thân dây hoặc có thể lấp gốc để kích thích dây bí ra rễ phụ, tăng khả năng chống chịu mưa gió và tìm kiếm nguồn dinh dưỡng nuôi cây [2].
Định hướng dây bí đao leo giàn
Khi chiều dài dây bí đao đạt đủ 1m (30 - 35 ngày sau trồng) tiến hành cho cây leo giàn.
Cần định hướng các nhánh khi cây bí đao leo giàn để dây có thể leo đều mà không chồng chéo lên nhau.
Cố định dây bí trên giàn bằng dây nilon hoặc dụng cụ buộc cành chuyên dụng. Mỗi cây bí đao chỉ để từ 1 - 2 nhánh [2],[3].
Kiểm soát sâu bệnh trên cây bí đao giai đoạn cây con
Sâu hại
Ở giai đoạn này, cây bí đao thường bị rầy mềm, bọ trĩ, sâu vẽ bùa,... tấn công. Nếu không có biện pháp phòng ngừa, và khắc phục kịp thời cây bí đao sẽ còi cọc, sinh trưởng kém, thậm chí gây chết cây.
Có thể tham khảo, sử dụng sản phẩm BS25 - Insect của bacsicayxanh để kiểm soát, phòng ngừa tiêu diệt sâu - côn trùng gây hại. BS25 an toàn cho người sử dụng, người tiêu dùng và thân thiện với môi trường. Phun phòng ngừa giúp kiểm soát khả năng gây hại của sâu - côn trùng, không làm ảnh hưởng năng suất cây bí đao.
Bệnh hại
Giai đoạn cây con cho đến trước ra hoa, cây bí đao thường mắc các bệnh như đốm lá, nứt thân chảy nhựa, sương mai, thán thư,... Cần phải có biện pháp phòng ngừa và kiểm soát bệnh hại đúng lúc, đúng cách để hạn chế tổn hại do bệnh gây nên.
Sử dụng sản phẩm BS02 - Tika của bacsicayxanh để quản lý nấm khuẩn, kiểm soát mầm bệnh. BS02 phun phòng ngừa giúp ngăn chặn, hạn chế mầm bệnh lây lan, kiểm soát mầm bệnh ở mức thấp, không thể ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây bí đao.
Bón phân cho cây bí đao giai đoạn cây con
Phân bón hóa học
Ở giai đoạn này, cây bí đao phát triển mạnh mẽ và cần nhiều dinh dưỡng để nuôi thân, lá, kích thích bung chồi, bung đọt. Có thể sử dụng các phân bón hóa học như NPK, Ure, DAP,.. để bổ sung dinh dưỡng cho cây.
Tỷ lệ phân bón (1.000m2)
- Bón lót: Phân chuồng hoai mục ủ với BS07 Trichoderma + 20kg NPK 25: 25: 5.
- Bón thúc lần 1: Khi cây bắt đầu ngã ngọn bò hoặc leo giàn, tiến hành bón thúc lần 1 với lượng phân bón như sau: 10 - 20 kg NPK 20: 20: 10 bón gốc + bổ sung phân bón lá NPK 30: 10: 10 [4].
Phân bón hữu cơ vi sinh
Bón phân hữu cơ vi sinh cho cây bí đao ở giai đoạn này sẽ giúp cây khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, tăng khả năng chống chịu của cây với thời tiết và các loại sâu bệnh hại.
Bón gốc
Sử dụng các loại phân bón hữu cơ có thương hiệu, được sản xuất và phân phối bởi các đơn vị uy tín trên thị trường, kết hợp với sản phẩm BS21 - Humicvisinhđể cải tạo đất, kích thích bộ rễ phát triển, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, cây to, cứng cáp, khỏe mạnh.
Bón lá
- Sử dụng những loại phân bón lá có chứa các khoáng đa, trung, vi lượng. Đồng thời bổ sung thêm các acid amin đểgiúp cây trồng phát triển ổn định, tăng sức đề kháng bằng cách bón BS14 Amino (dinh dưỡng cao cấp).
- BS14 Amino giúp cây hấp thu trực tiếp Amino acid mà không cần thông qua quá trình tổng hợp từ đạm, cây đẻ nhánh khỏe, phát triển nhanh, lá xanh bóng.
Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Văn Thắng, Trần Khắc Thi, 1996. Sổ tay người trồng rau. NXB Nông Nghiệp, trang 83 - 84.
[2] Thái Hà và Đặng Mai, 2011. Bạn của nhà nông - Kỹ thuật trồng và chăm sóc một số loại rau. NXB Hồng Đức, trang 80 - 88.
[3] Tài liệu tập huấn kỹ thuật ICM trên cây bí xanh, 2015. Sở Nông Nghiệp & PTNT Thanh Hóa.