Kích thước chữ
Bí đao là một trong số các giống cây rau màu phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta, mang lại hiệu quả kinh tế và nguồn thu nhập đáng kể cho người nông dân.
Tên thường gọi: Bí đao, bí xanh
Tên khoa học: Benincasa Hispida thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae)
Bí đao được biết đến như là một loài thực phẩm bổ dưỡng chứa nhiều Vitamin C, B2, Kali,... thường xuất hiện trong bữa cơm của người Việt. Ngoài ra, bí đao còn là một vị thuốc dân gian dùng để chữa các bệnh như: béo phì, sốt, say nắng,... [1].
Có thể nhận diện cây bí đao bằng các đặc điểm sau:
Thân: Bí đao là cây thân thảo, có dạng dây leo, mềm, màu xanh. Thân phát triển mạnh, dài khoảng 5 - 6m, có nhiều cấp nhánh (4 - 5 cấp).
Lá: Lá bí đao màu xanh thẫm mọc ra từ thân, có hình trái tim, đường kính từ 15 - 20cm, bề mặt lá có phủ 1 lớp lông dày và cứng.
Rễ: Rễ bí đao là rễ chùm, phát triển và lan mạnh trên mặt đất. Trên các đốt thân cũng có thể xuất hiện các rễ bất định.
Hoa: Bí đao có hoa đơn tính, màu vàng, có năm cánh, mọc thành chùm, được thụ phấn nhờ côn trùng và gió. Kích thước của hoa cái lớn hơn hoa đực.
Trái: Trái bí đao hình trụ, màu xanh, trên mặt vỏ có lớp lông tơ, chiều dài trái có thể đạt đến 2m (tùy vào từng loại giống mà kích thước trái sẽ khác nhau).
Hiện nay bí đao được trồng phổ biến ở khắp nơi trên thế giới như: Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam,...Theo thống kê của FAO (2020) quốc gia có diện tích trồng bí đao lớn nhất thế giới là Ấn Độ [2]. Ở Việt Nam bí đao được trồng nhiều ở các tỉnh như: Điện Biên, Nghệ An, Bắc Kạn, Phú Thọ,...
Ánh sáng
Nhiệt độ
Đất
Nước
Lưu ý: Cây bí đao không chịu được ngập úng. Độ ẩm đất quá cao (hơn 80%) đặc biệt là vào giai đoạn phát dục của cây sẽ gây ra hiện tượng vàng lá, rụng hoa, rụng quả, ảnh hưởng lớn đến năng suất của cây bí đao.
Điều kiện thời tiết, khí hậu Việt Nam rất phù hợp cho cây bí đao sinh trưởng và phát triển. Đồng thời với các giá trị dinh dưỡng mà bí đao mang lại đã giúp cho thị trường tiêu thụ cây trồng này luôn ở mức cao.
Một số xã, huyện ở các tỉnh như: Điện Biên, Sơn La, Thái Nguyên, Thanh Hóa,.. đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ ngô, lúa sang cây bí đao rất thành công, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.
Tài liệu tham khảo
[1] Thái Hà và Đặng Mai (2011) Bạn của nhà nông - Kỹ thuật trồng và chăm sóc một số loại rau. NXB Hồng Đức, trang 80 - 85.
[2] Theo thống kê của FAO 2020.
[3] Tài liệu tập huấn kỹ thuật ICM trên cây bí xanh, 2015. Sở Nông Nghiệp & PTNT Thanh Hóa.
[4] Minh Thái, 2020. Nông dân Nghĩa Đàn lãi 200 triệu đồng/ha từ trồng bí vụ xuân sớm. Trang thông tin điện tử huyện Tân Yên.