Banner

Kỹ thuật chăm sóc và bón phân cho cây cà chua giai đoạn cây con

Kích thước chữ

Giai đoạn cây con là giai đoạn tạo tiền đề cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cà chua. Ở giai đoạn này, do cây vừa mới chuyển sang môi trường mới nên cây rất mẫn cảm với điều kiện thời tiết bên ngoài. Vì vậy, cây cần có sự chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng kịp thời để nhanh hồi xanh và thích ứng với môi trường mới. Cùng Bác sĩ cây xanh tìm hiểu cách chăm sóc cây cà chua sau khi xuống giống ở bài viết dưới đây nhé.

Cách chăm sóc cây cà chua thời kỳ cây con

Tưới nước

Tưới nước cho cây cà chua
Tưới nước cho cây cà chua
  • Sau khi xuống giống, cần tưới nước kịp thời để cây mau chóng hồi xanh. Phải dùng nước sạch để tưới, có thể dùng nước giếng khoan, tránh dùng các loại nước thải sinh hoạt hoặc nước ao tù chưa qua xử lý,... nên tưới từ 1-2 lần/ngày, tùy vào độ ẩm đất và điều kiện thời tiết [1]. 

Làm cỏ

  • Cần chuẩn bị các biện pháp phòng trừ cỏ dại sớm và kịp thời. Lưu ý: Phòng trừ trước khi cây ra hoa để tránh chúng canh tranh dinh dưỡng với cây cà chua, không tốt cho quá trình ra hoa, đậu quả của cây. 

Kỹ thuật bấm ngọn, tỉa cành cho cây cà chua

  • Việc tỉa nhánh, bấm ngọn ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cà chua. Có 2 cách tỉa nhánh, cành: tỉa nhánh 1 thân và tỉa nhánh chừa 2 thân:

- Tỉa nhánh 1 thân: Đối với giống cà chua ngắn ngày, nên tỉa cành chỉ để lại một thân mẹ. Các mầm (chồi) xuất hiện dưới nách lá 3-4cm thì tỉa bỏ ngay. Cứ 4-5 ngày thì thực hiện việc này một lần. Sau khi thân chính đã có 5-6 chùm hoa thì tiến hành bấm ngọn.

- Tỉa nhánh chừa 2 thân: gồm một thân chính và thân phụ có 3-4 chùm hoa. 

Bấm ngọn, tỉa cành cà chua
Tỉa chồi cà chua
  • Tiến hành tỉa cành nhưng vẫn để lại một cành (thân phụ) từ thân chính. Khi nhánh mới mọc 3-5cm thì cắt bỏ, không nên cắt tỉa khi nhánh đã lớn sẽ làm cây suy yếu. Tất cả chồi non và cành khỏe sẽ được cắt bỏ.
  • Kết hợp tỉa bỏ những lá già vào những ngày khô ráo. Chồi nách sinh trưởng rất mạnh vào mùa ẩm ướt nên cần tỉa bỏ kịp thời. Cứ 2-3 ngày ngắt bỏ chồi 1 lần, mùa khô 5-7 ngày tỉa bỏ chồi 1 lần. Công việc tỉa bỏ chồi nách thường xuyên kết hợp với tỉa bỏ lá già, lá úa vàng, lá bệnh, thu gom và xử lý kịp thời.

Làm giàn

  • Khi cây cao khoảng 40-60cm có thể tiến hành làm giàn để cây phân bố đều trên luống, thuận tiện cho việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh [2]. 

Tỉa lá già

  • Vào cuối thời kỳ sinh trưởng của cây cà chua, cành lá sum suê, những lá ở gần gốc lần lượt vàng đi. Cần cắt tỉa bỏ những lá già và lá vàng đi, vì những lá này không thể quang hợp để tạo ra chất dinh dưỡng cung cấp cho cây nữa. Việc làm này giúp tạo độ thông thoáng và giúp cây có đầy đủ ánh sáng hơn.

Kiểm soát sâu bệnh hại cây cà chua giai đoạn cây con

  • Bệnh hại

Ở giai đoạn này, cây cà chua thường nhiễm một số loại bệnh như: Bệnh chết cây con, lở cổ rễ, bệnh mốc sương, bệnh héo xanh vi khuẩn,... [1]. Bà con nông dân có thể sử dụng BS02 - Tika vừa để bảo vệ cây cà chua con, vừa tăng sức đề kháng cho cây. 

  • Sâu hại

Đây là thời kỳ hết sức nhạy cảm của cây cà chua, cây còn yếu và có sức chống chịu kém. Cây thường bị các loại côn trùng chích hút tấn công nếu không có sự chủ động phòng ngừa. Có thể sử dụng BS25 - Insect để phun lên cây giai đoạn này, vừa ngăn ngừa các côn trùng gây hại vừa bảo vệ cây cà chua con một cách hiệu quả. 

Thuốc trừ sâu bệnh hại cà chua
Bộ sản phẩm phòng trừ sâu - bệnh trên cà chua

Kỹ thuật bón phân cho cây cà chua giai đoạn cây con

Phân bón hóa học

Để cây có thể sinh trưởng tốt và đạt năng suất cao thì đòi hỏi nhiều dinh dưỡng. Lượng phân bón và chất dinh dưỡng cây cà chua hấp thụ tuỳ thuộc vào khả năng cho năng suất của cà chua, tình trạng đất và điều kiện trồng [3].

Phân bón hữu cơ vi sinh

Bón phân hữu cơ vi sinh cho cây cà chua giai đoạn này sẽ giúp cây khỏe mạnh, ít bị các sâu bệnh hại, khỏe cây tăng cường sức đề kháng cho cây, tăng khả năng chống chịu với thời tiết và sâu, bệnh hại.

  • Bón gốc

Sử dụng các loại phân bón hữu cơ có thương hiệu được sản xuất và cung cấp bởi các đơn vị có uy tín trên thị trường, kết hợp với sản phẩm BS21 - Humic vi sinh để nâng độ pH, cải tạo đất, ra rễ mạnh, mập thân cứng cây.

  • Phun lá

Sử dụng các dòng phân bón lá có hàm lượng các khoáng đa, trung, vi lượng và bổ sung thêm các acid amin như BS14 - Amino để giúp cây trồng phát triển ổn định, tăng sức đề kháng, khỏe cây, đẻ nhánh tốt, xanh lá, cứng thân.

 

Tài liệu tham khảo

[1] PGS. TS Tạ Thu Cúc, Kỹ thuật trồng cây cà chua, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

[2] Sở Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng, Quy trình kỹ thuật canh tác cà chua ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, 2019.

[3] Hội nông dân tỉnh Ninh Bình, Kỹ thuật trồng cây cà chua.