Đây là giai đoạn cuối cùng cũng giai đoạn quan trọng nhất, quyết định đến năng suất và sản lượng trái trong mùa vụ năm nay. Ở giai đoạn này, cây cà chua khá mẫn cảm và thường bị sâu - bệnh tấn công như sâu đục quả, nấm bệnh mốc sương,... Ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con cách chăm sóc cây cà chua giai đoạn nuôi trái. 

Cách chăm sóc cho cây cà chua giai đoạn nuôi trái

Tỉa quả

Mỗi chùm hoa chỉ nên để từ 4-6 quả, ngắt cuối cành mang quả. Việc cắt tỉa này sẽ giúp cây tập trung dinh dưỡng để nuôi quả to, đều, đẹp và có giá trị thương phẩm cao [2].

Phủ gốc cho cà chua

Nếu khí hậu nắng nóng có thể lót một lớp rơm hoặc cỏ khô lên bề mặt chậu cây để giữ ẩm cho đất. Chú ý: nhiệt độ và độ ẩm phù hợp nhất cho thời điểm này là 21-25 độ C.

Tưới nước

Khi cây ra hoa, đậu quả, cần đảm bảo tưới nước đầy đủ cho cây, vì đây là thời điểm cây cần nhiều nước nhất. Quan sát độ ẩm đất để ước chừng lượng nước tưới. Lưu ý: Khi tưới nước chỉ tưới vào gốc cây, tránh làm ướt lá vì khi lá bị ướt, đặc biệt vào chiều tối hay ban đêm thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển.

Kiểm soát sâu bệnh trên cây cà chua giai đoạn nuôi trái

  • Bệnh hại

Ở giai đoạn này, cây cà chua thường nhiễm một số loại bệnh như: Bệnh mốc sương, bệnh xoăn lá, héo xanh, héo rũ,... Bà con nên phun BS02 - Tika để phòng bệnh cho cây cà chua ở thời kỳ này. 

  • Sâu hại

Trong thời kỳ cây cà chua nuôi trái thường gặp một số loại sâu - côn trùng gây hại như: Sâu xanh đục quả, sâu sừng xanh, bọ phấn, nhện đỏ, ruồi đục lá,... Bà con có thể sử dụng BS25 - Insect chuyên đặc trị và xử lý sâu - côn trùng thường xuyên gây hại trên cây họ cà. 

Thuốc phòng trừ sâu hại cà chua
Sản phẩm phòng trừ sâu - côn trùng hại cà chua

Kỹ thuật bón phân cho cây cà chua giai đoạn nuôi trái

Phân bón hóa học

  • Ở giai đoạn này, phần lớn chất dinh dưỡng mà cây hấp thụ sẽ được tập trung để nuôi trái. Vì vậy, cây cà chua cần được bổ sung chất dinh dưỡng nhiều nhất ở thời  khoảng 10 ngày sau khi nở hoa cho đến khi trái bắt đầu chín.
  • Tuỳ thuộc vào tính chất và điều kiện của đất, bà con có thể luân phiên bón phân vô cơ và phân hữu cơ để tăng năng suất và sản lượng trái cho mùa vụ [1].

Phân bón hữu cơ vi sinh

Bón phân hữu cơ vi sinh cho cây giai đoạn này sẽ giúp cây khỏe mạnh, ít bị sâu bệnh hại, khỏe cây, tăng khả năng chống chịu với thời tiết và sâu, bệnh hại.

  • Bón gốc

Sử dụng các loại phân bón hữu cơ có thương hiệu được sản xuất và cung cấp bởi các đơn vị có uy tín trên thị trường giúp cây khỏe để nuôi trái tăng năng suất.

  •  Phun lá

Sử dụng các dòng phân bón lá có hàm lượng các khoáng đa, trung, vi lượng và bổ sung thêm các acid amin BS14 - Amino để giúp cây trồng phát triển ổn định, tăng sức đề kháng, khoẻ cây, chắc trái, cây thu hoạch được nhiều lứa quả.

Ngoài ra, ở giai đoạn nuôi trái, cây cà chua cần thêm BS16 - Canxi- Bo để tăng khả năng đậu trái, chống rụng trái, nứt trái, cây nuôi trái to, chắc, nặng ký. 

 

Tài liệu tham khảo

[1] Hội nông dân tỉnh Ninh Bình, Kỹ thuật trồng cây cà chua.

[2] KS. Thái Hà và cộng sự, Kỹ thuật trồng và chăm sóc cà chua, NXB Hồng Đức, 2011.