Sau khi trồng khoảng 2 tháng (chậm nhất thì khoảng 3 tháng) thì đây là khoảng thời gian mà cây ra hoa và sinh trái. Ở giai đoạn này, nếu nhiệt độ thấp dưới 10 độ C hoặc quá cao trên 30 độ C thì cây sẽ khó ra hoa, khó thụ phấn và đậu quả.
Chăm sóc cho cây cà chua giai đoạn ra hoa
Thụ phấn cho cây cà chua
- Việc thụ phấn cho cây cà chua có thể tiến hành bằng phương pháp thủ công hoặc thụ phấn bằng ong mật. Quá trình này ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và sản lượng mùa vụ.
- Hiện nay, đối với những nông hộ trồng cà chua trong nhà màng hoặc nhà kính, người ta thường tiến hành nuôi ong mật để tự thụ phấn cho cây cà chua. Việc làm này vừa tiết kiệm thời gian và công sức của người nông dân, vừa làm tăng hiệu quả sản xuất.
Ngăn ngừa rụng hoa
- Trong quá trình sinh trưởng, phát dục, cây cà chua nếu gặp thời tiết rét đậm, quá nóng, hoặc quá ẩm, hoa sẽ không thể thụ phấn được.
- Ngoài ra, ở trường hợp đất kém màu mỡ, khô hạn, thiếu chất dinh dưỡng và cây bị sâu bệnh tấn công thì cũng có thể khiến cây cà chua bị rụng hoa. Vì vậy, ở giai đoạn này cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để tránh hiện tượng cây bị rụng hoa, không thể thụ phấn được [1].
Kiểm soát sâu bệnh hại cây cà chua giai đoạn ra hoa
- Bệnh hại
Ở thời kỳ ra hoa, cây cà chua thường nhiễm một số loại bệnh như: Bệnh chết cây con, lở cổ rễ, bệnh mốc sương, bệnh héo xanh vi khuẩn, héo vàng, héo rũ,... Bà con có thể sử dụng BS02 - Tika để phòng bệnh trên cây cà chua ở giai đoạn này.
- Sâu hại
Thời điểm cây cà chua ra hoa thường bị một số loại côn trùng tấn công như: Rầy mềm, nhện đỏ, ruồi đục lá, sâu sừng xanh,... Để xử lý những tác nhân gây hại này, bà con nên sử dụng BS25 - Insect, có thể phun phòng ngừa định kỳ cho cây cà chua từ 3-4 lần/vụ.
Kỹ thuật bón phân cho cây cà chua giai đoạn ra hoa
Phân bón hóa học
Ở giai đoạn này, cây cần chất dinh dưỡng cho đến khi trái chín, do đó cần tiến hành bón lót, bón thúc nhiều lần. Bà con nên kết hợp bón luân phiên phân vô cơ và hữu cơ để giúp gia tăng hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng và góp phần tăng năng suất cho mùa màng.
Phân bón hữu cơ vi sinh
Kết hợp bón phân hữu cơ vi sinh ở giai đoạn này sẽ giúp cây tăng sức đề kháng, kích thích ra hoa đồng loại, tăng tỷ lệ đậu trái.
- Bón gốc
Sử dụng các loại phân bón hữu cơ có thương hiệu được sản xuất và cung cấp bởi các đơn vị có uy tín trên thị trường.
- Phun lá
Sử dụng các dòng phân bón lá có hàm lượng các khoáng đa, trung, vi lượng như BS15 - Nuti để giúp trổ bông đồng loạt, tăng tỷ lệ đậu trái, khỏe cây.
Tài liệu tham khảo
[1] GS.TS. Đường Hồng Dật, Kỹ thuật trồng cà và cà chua, NXB Lao Động - Xã Hội, 2003.
[2] Hội nông dân tỉnh Ninh Bình, Kỹ thuật trồng cây cà chua.