Giai đoạn kiến thiết (3 năm đầu) là giai đoạn quan trọng tích luỹ năng lượng để cây phát huy hết sức cho giai đoạn kinh doanh. Ngoài việc tưới nước, trồng dặm, tỉa cành, tạo tán bà con còn cần bón phân phù hợp cũng như phòng trừ sâu bệnh dúng cách. Cùng BSCX theo dõi cách chăm sóc cây cà phê mới trồng chi tiết nhất ngay sau đây.
Nội dung
1. Tủ gốc cho cây cà phê con2. Cây cà phê con bị vàng lá
3. Vệ sinh vườn, dọn cỏ dại
4. Tưới nước
5. Trồng dặm cây
6. Tỉa cành tạo tán
7. Sâu bệnh hại cây cà phê con 8. Bón phân cây cà phê
1. Tủ gốc cho cây cà phê con
Tủ gốc cho cây cà phê có tác dụng làm mát đất, giữ ẩm, tạo điều kiện thoáng khí, giúp cây phát triển mạnh và lá xanh tốt. Đây là kỹ thuật cần thiết và đặc biệt quan trọng trong mùa khô.
Bà con nên sử dụng trấu lúa, rơm lúa, cỏ, hoặc vật liệu từ cotton để tủ gốc. Những vật liệu này giúp giảm bốc hơi nước và cung cấp chất hữu cơ cho đất. Tủ gốc dày khoảng 5-10 cm, trải đều quanh gốc, và kiểm tra định kỳ để bổ sung nếu lớp vật liệu bị phân hủy.
Lưu ý: Hạn chế sử dụng các vật liệu từ nilon để tủ gốc, vì nilon nóng khó thoát nhiệt, làm hại rễ cây.
2. Cây cà phê con bị vàng lá
Sai lầm bà con thường mắc phải khi trồng cây cà phê con, làm cây mới trồng bị vàng lá:
Trồng khi cây đang phát ngọn non (rễ cám đang phát triển), dẫn đến rễ cám bị dập khi trồng, làm chậm quá trình tái sinh rễ, gây vàng lá.
Trồng cây quá sâu hoặc nén đất quá chặt, gây thiếu oxy, bó rễ, khiến rễ cám không phát triển, cây không hấp thụ được dinh dưỡng
Tưới quá nhiều ngay sau khi trồng khiến rễ bị ngậm nước, vết thương ở rễ không lành, dễ thối rễ. Đất lạnh do tưới nhiều cũng làm rễ phát triển kém.
Bón phân đạm cao ngay sau khi trồng (3-4 ngày) gây cháy rễ. Ngược lại, không bón phân trong thời gian dài (1-2 tháng) dẫn đến cây thiếu dinh dưỡng, vàng lá.
Không tủ gốc khiến đất nóng (nhiệt độ có thể lên 33-40°C), làm rễ khó phát triển, cây tiêu hao năng lượng nhiều hơn tích lũy, dẫn đến vàng lá.
3. Vệ sinh vườn, dọn cỏ dại
Bà con dùng cuốc, cào, dọn sạch cỏ dại từ tán cây trở vào gốc, không cho cỏ mọc quá nhiều cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng.
Có thể để lại lượng cỏ vừa phải ở ngoài tán có tác dụng giữ ẩm, tăng hữu cơ, giảm sự tấn công của tuyến trùng rễ vào gốc cây cà phê.
4. Tưới nước
Vào mùa khô, bà con tưới nước cho cây từ 3 - 4 lần, mỗi lần cách nhau 15 - 20 ngày.
Sử dụng hệ thống tưới tự động có thể tưới 7-10 ngày/1 lần
Giai đoạn này bà con tưới nước khoảng 200 - 300m3/ ha/ 1 lần tưới.
Lưu ý: Không nên tưới nước liên tục trong mùa khô để tránh làm nóng rễ, cây không ăn phân, dễ dẫn đến hiện tượng vàng lá. Nếu sử dụng vòi tưới, tránh tưới trực tiếp vào gốc cây, tưới xung quanh theo tán cây để tránh làm ảnh hưởng đến bộ rễ.
5. Trồng dặm cây

Trồng dặm để đảm bảo mật độ cây trên vườn, giúp bà con dễ chăm sóc và bảo đảm năng suất.
Thời điểm trồng dặm: Ngay sau khi trồng mới từ 1,5 - 2 tháng.
Kết thúc quá trình trồng dặm khi cây cà phê được 2 năm tuổi.
Lưu ý: Kỹ thuật trồng dặm tương tự như trồng mới.
6. Tỉa cành tạo tán
- Đối với vườn cà phê trồng với mật độ >4.500 cây/ ha: chỉ nên để 1 thân/ gốc.
- Đối với vườn cà phê có mật độ < 4.000 cây/ ha: có thể để 2 thân/ gốc
- Chọn chồi vượt mọc cách gốc 30 - 50cm, mọc từ thân chính để tạo thân mới, đồng thời thường xuyên cắt bỏ các chồi vượt còn lại.
- Khi cây cao được 1,2 - 1,3m, bà con tiến hành bấm ngọn lần thứ nhất.
- Khi 60 - 70% cành cấp 1 hình thành các cành thứ cấp, bà con tiến hành nuôi cành thứ 2 bằng cách nuôi thêm 1 chồi vượt ở đỉnh của thân.
- Khi tầng thứ 2 của cây đạt chiều cao khoảng 1,7 - 1,8m, tiến hành bấm ngọn và cố định độ cao của cây.
- Ví dụ:
Các giống cà phê chè có thân cao như: Typica; Bourbon, Munddoonoovo,.. tiến hành hãm ở độ dao từ 1,4 - 1,6m.
Các giống cà phê chè có chiều cao thấp như: Catimor, Caturra; Catuai,.. , hãm hở độ cao 1,8m
7. Sâu bệnh hại cây cà phê con
Sâu hại
Rệp vảy xanh, mọt đục cành là những loại côn trùng có khả năng tấn công, gây hại mạnh trên cây cà phê giai đoạn kiến thiết. Với vườn cà phê tái canh đề phòng mối ăn gốc ăn rơm tủ gốc gây hại trên cây con.
Phòng ngừa và xử lý các tác nhân gây hại này bằng các sản phẩm sinh học có thành phần nấm xanh, nấm trắng như BS25 - Insect. Các bào tử nấm xanh, nấm trắng trong thành phần sản phẩm sau khi tiếp xúc với sâu, côn trùng gây hại sẽ ký sinh, gây độc và có khả năng giết chết các tác nhân phá hại này trong 3 - 4 ngày.

Bệnh hại
Nấm bệnh rỉ sắt, đốm lá, khô cành, tuyến trùng, thối thân, lở cổ rễ tấn công cây cà phê giai đoạn kiến thiết sẽ ảnh hưởng xấu đến sức sống, tuổi thọ và chất lượng, số lượng quả của cây.
Bà con có thể tham khảo, sử dụng BS01 - Chaetomium chứa 35 chủng nấm Chaetomium spp., có khả năng đối kháng mạnh với nhiều loại nấm bệnh hại, đồng thời kích thích cây trồng chủ động hình thành tính kháng với các tác nhân gây bệnh, giúp cây phát triển khỏe mạnh.

8. Bón phân cây cà phê
Phân bón thích hợp cho cây cà phê con trong giai đoạn kiến thiến, bà con có thể trộn phân DAP Kali và humic với tỉ lệ 3:3:1 (3kg DAP 3 Kg Kali và 1 kg Humic).
Phân bón hóa học [2]
- Liều lượng phân bón
Tuổi cây cà phê |
Liều lượng phân bón (kg/ ha/ năm) |
||
Ure |
Super |
Kali |
|
Năm thứ 1 |
70 - 108 |
909 - 1.090 |
50 - 67 |
Năm thứ 2 |
152 - 206 |
485 - 545 |
84 - 100 |
Năm thứ 3 |
347 - 401 |
485 - 545 |
300 - 350 |
- Thời gian và tỷ lệ bón phân
Loại phân bón |
Tỷ lệ phân bón (%) |
|||
Tháng 2 - 3 |
Tháng 4 - 5 |
Tháng 6 - 7 |
Tháng 9 - 10 |
|
Đạm |
20 |
30 |
30 |
20 |
Lân |
100 |
- |
- |
- |
Kali |
20 |
30 |
30 |
20 |
Phân bón hữu cơ vi sinh
- Bón gốc
Bên cạnh việc sử dụng phân vô cơ trong quá trình canh tác, bà con cần nên bổ sung phân hữu cơ để cải tạo đất, phục hồi và kích thích hệ vi sinh vật có lợi phát triển.
Bổ sung sản phẩm bón gốc BS21 - Humic cho cây cà phê giai đoạn kiến thiết (1 - 3 năm tuổi sẽ góp phần kích thích cây phát triển bộ rễ khỏe, hình thành cành, tán cứng cáp, tạo tiền đề cho thời kỳ thu hoạch tiếp theo.
Thành phần sản phẩm chứa nguồn humic cao cấp cùng nhiều chủng vi sinh có lợi, bên cạnh cải tạo đất, sản phẩm còn giúp hạn chế được một số mầm mống bệnh trong đất.
- Bón lá
Giai đoạn kiến thiết cơ bản, bên cạnh bộ rễ, cây cà phê cũng cần dinh dưỡng để phát triển bộ tán. Bà con có thể bổ sung nhanh chóng dinh dưỡng cho cây bằng cách sử dụng BS14 - Amino.
Sản phẩm có thành phần bao gồm amino thủy phân giúp cây hấp thụ dinh dưỡng nhanh chóng, mướt lá, xanh cây, cây phát triển khỏe.

Tài liệu tham khảo
[1] Minh Ngọc. Kỹ thuật trồng cà phê hiệu quả, NXB Đồng Nai, trang 41.
[2] Nguyễn Văn Tân và ctv. Giáo trình trồng mới cây cà phê, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trang 35 - 42.