Kỹ thuật cải tạo, xử lý đất trồng cam

Kích thước chữ

Đất trồng đóng vai trò rất quan trọng trong quy trình trồng cam, là nơi cung cấp lượng lớn chất dinh dưỡng để nuôi cây. Lựa chọn, cải tạo và xử lý đất đúng cách sẽ giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh, giảm thiểu được từ 60- 70% nấm khuẩn tồn tại trong đất.

Điều kiện, tính chất đất phù hợp với cây cam

  • Cam là cây trồng có tính thích ứng rộng nên có thể trồng được trên nhiều loại đất như đất bồi, đất phù sa cổ, nhiều mùn,...
  • Tầng đất dày từ 0,8 - 1m và cần phải đủ ẩm vào mùa khô [1]. Độ dốc không quá 20-25%.
  • Đất phải đảm bảo tơi xốp đạt ≥ 60%, thoát nước tốt.
  • Cây cam phát triển phù hợp ở đất có độ pH là 5,5 – 6,5 [2]. Ở dưới hoặc trên mức này thì cây sẽ kém phát triển và cần có các biện pháp cải tạo đất.

Xử lý đất trước khi trồng

Các bệnh truyền qua đất do nấm khuẩn là một trong những thách thức trong quá trình canh tác của các nhà vườn. Tuy nhiên, để loại bỏ chúng là điều không dễ dàng nếu không thực hiện ngay từ ban đầu. 

Để có được một vườn cam khỏe mạnh, ít bị nấm bệnh tấn công, bà con có thể tham khảo các bước xử lý đất dưới đây:

  • Bước 1: Vệ sinh đất trồng

Dọn toàn bộ cỏ dại, gạch đá, bao bì, rác thải trên bề mặt đất.

  • Bước 2: Bón vôi

Nếu độ pH đất thấp, bà con tiến hành xử lý đất bằng cách rắc vôi bột ở đều khắp bề mặt hố trước khi trồng để cân bằng độ pH cho đất.

  • Bước 3: Xử lý BS07 - Trichoderma
Xử lý đất bằng Trichoderma
Xử lý đất bằng Trichoderma

Pha BS07 - Trichoderma với 200 - 400 lít nước sau đó tưới đều lên bề mặt đất trồng.

BS07 - Trichoderma chứa nhiều chủng vi sinh vật có lợi, giúp kiểm soát hiệu quả mầm bệnh trong đất, góp phần làm đất tơi xốp, tạo tiền đề cho cây cam phát triển khỏe mạnh.

Lưu ý: Nếu trước đó trồng cây nhiều loại cây lâu năm khác thì nên để cho đất nghỉ ngơi khoảng 6- 12 tháng. Trong thời gian này có thể trồng một số loại cây họ Đậu để vừa kiếm thêm thu nhập cho bà con, vừa tăng độ đạm cho đất. 

 

Tài liệu tham khảo

[1] Thanh Huyền, 2012. Kỹ thuật trồng cam quýt, NXB Hồng Đức, trang 35 - 55.

[2] Hoàng Thị Thủy, 2015. Nghiên cứu đặc điểm sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với nguồn thực liệu tạo quả không hạt cây có múi, trang 30.