Ở giai đoạn cây con, bộ rễ của cây vẫn còn yếu và chưa ăn sâu vào đất. Vì vậy, bà con cần có chế độ chăm sóc, bón phân hợp lý để kích thích cây sản sinh ra nhiều rễ mới, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, giúp cây phát triển nhanh và khỏe mạnh.
Kỹ thuật chăm sóc ca cao dưới 1 năm tuổi
Tưới nước
Bà con có thể sử dụng nguồn nước từ sông, hồ hoặc nước giếng không bị nhiễm phèn hay mặn để tưới cho vườn cacao.
Đối với cây con, tránh để vòi nước phun thẳng vào cây vì có thể gây ra tình trạng đỗ ngã.
Ngoài ra, nên kết hợp bón phân trước khi tưới để tăng hiệu quả phân bón.
Làm cỏ
Ở giai đoạn cây con, chưa giao tán, bà con cần làm sạch cỏ gốc để hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng và loại bỏ nơi trú ẩn của côn trùng gây hại.
Bà con có thể sử dụng dao, máy cắt cỏ hoặc làm cỏ bằng phương pháp thủ công.
Trồng cây che phủ
Không giống như các cây trồng khác, cacao ưa ánh sáng tán xạ và cần phải có cây che bóng từ khi mới trồng. Nếu chưa đảm bảo được bóng che mát thì chưa nên trồng cacao.
Nên lựa những cây thân gỗ lâu năm, tán lá rộng, phân bố đều và sinh trưởng nhanh, không là ký chủ cho các loài sâu bệnh chính của cacao để làm cây che bóng cho vườn cacao.
Có thể lựa một số loại cây như: Cây keo đậy, dầu riêng, dừa, cau, cây sao,... để làm cây che bóng cố đính hoặc cây chuối, so đũa, điền thanh,… để làm cây che bóng tạm thời cho vườn cacao.
Ngoài tác dụng điều hòa ánh sáng, cây che bóng còn có tác dụng điều hòa ẩm độ, nhiệt độ vườn, hạn chế gió, cỏ dại, góp phần tăng chất hữu cơ và bảo vệ đất.
Tủ gốc
Có thể sử dụng rơm, rạ, cỏ,… để giữ ẩm cho đất vào mùa khô và hạn chế cỏ dại trong vườn.
Tuy vậy, đây cũng là môi trường lý tưởng cho mối và các loại côn trùng có hại ẩn nấp sinh sống.
Tỉa cành, tạo tán
Đối với cây mọc lên từ hạt: Cần cắt bỏ những nhánh yếu, chỉ để lại một nhánh làm thân chính. Đến khi thân chính cao khoảng 1,5m thì giữ 3 – 4 cành khỏe và phân bố đều để tạo tán cho cây.
Đối với cây ghép: Tỉa bỏ những cành thấp gần gốc và có thể giữ lại từ 2 – 3 thân chính. Tuy nhiên, khi mỗi thân chính cao từ 1m trở lên mới cho phân cành.
Kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh hại ca cao dưới 1 năm tuổi
Sâu hại
Ở giai đoạn cây con, cacao thường bị câu cấu, rầy mềm, bọ xít muỗi,… tấn công. Nếu không phòng trừ và kiểm soát kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển hoặc thậm chí gây chết cây con.
Bà con có thể tham khảo sử dụng BS25 – Insect để quản lý sâu - côn trùng gây hại cacao. Sản phẩm chứa nhiều chủng vi sinh vật có lợi, giúp kiểm soát, phòng ngừa và tiêu diệt các tác nhân gây hại sau 2 – 4 ngày. Đồng thời, sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ sinh học, thân thiện với sức khỏe của con người và môi trường xung quanh.
Bệnh hại
Giai đoạn này cacao thường mắc các bệnh như: Cháy lá, loét thân, sọc đen,… Để giải quyết vấn đề này, bà con cần sử dụng BS01 – Chaetomium để kiểm soát kịp thời và ngăn chặn sự lây lan của dịch hại.
Kỹ thuật bón phân ca cao dưới 1 năm tuổi
Phân bón hóa học
Đối với cacao thời kỳ dưới 1 năm tuổi, bà con có thể sử dụng phân NPK tổng hợp để cung cấp dinh dưỡng giúp cây nhanh bắt rễ, sản sinh ra nhiều rễ mới. Đồng thời, thúc đẩy cây phát triển nhanh, tạo điều kiện cho cơi đọt phát triển.
Lượng phân bón cho cây ca cao dưới 1 năm tuổi (kg/ gốc) [2]:
Năm
NPK 16 – 16 - 8 (kg/gốc)
Phân hữu cơ (kg/gốc)
Số lần bón/năm
Năm đầu
0,15 – 0,2
3 - 10
4
Phân hữu cơ vi sinh
Ngoài bón phân hóa học, bà con có thể kết hợp thêm phân hữu cơ vi sinh để kích thích rễ cây phát triển mạnh, thúc đẩy sự phát triển của cây và tăng khả năng chống chịu của cacao với các yếu tố bất lợi bên ngoài.
Bón gốc
Để bón gốc cho cây cacao, bà con có thể sử dụng BS21 – Humic. Sản phẩm cung cấp acid Humic và hệ vi sinh vật có lợi, giúp cải tạo đất, kích thích rễ cây phát triển mạnh mẽ. Đồng thời, còn giúp hạn chế sự có mặt của các tác nhân gây hại có mặt trong đất.
Bón lá
Để cung cấp thêm dinh dưỡng qua lá cho cây, bà con có thể sử dụng BS14 – Amino. Sản phẩm chứa acid amin thủy phân giúp cây dễ dàng hấp thu dưỡng chất qua lá khi bộ rễ vẫn còn non yếu. Đồng thời, BS14 – Amino còn bổ sung các khoáng đa, trung, vi lượng, giúp kích thích đề kháng cây, bảo vệ cacao khỏi sự tấn công của nấm bệnh.
Tài liệu tham khảo
[1] KS. Nguyễn Mạnh Chinh và TS. Nguyễn Đăng Nghĩa (2007), Trồng - chăm sóc & phòng trừ sâu bệnh Cà phê - Ca cao, NXB Nông Nghiệp Tp.HCM.
[2] Phòng NN & PTNT Đạ Hoai (2009), “Quy trình kỹ thuật trồng ca cao trên địa bàn huyện Đạ Hoai”.