Chăm sóc và bón phân cây cacao thời kỳ khai thác

Kích thước chữ

Cây cacao có thể cho quả trên khắp thân, cành nên trong thời kỳ khai thác, bà con cần thường xuyên theo dõi và tỉa bỏ cành vô hiệu để tránh làm ảnh hưởng đến năng suất của cây. Ngoài ra, lượng phân bón và nước tưới cũng là những yếu tố quan trọng quyết định đến số lượng hoa và năng suất ban đầu của vườn. 

Kỹ thuật chăm sóc cây ca cao thời kỳ khai thác 

Tưới nước 

  • Ở thời kỳ kinh doanh nói chung không cần phải tưới nước cho cây vì hoa cacao sẽ ra trong mùa mưa. 
  • Tuy nhiên, trong mùa khô nếu được tưới nước cây sẽ sinh trưởng tốt và cho năng suất cao. Lượng nước tưới trong mùa khô dao động từ 150 – 250 lít/lần [1],[2]. 

Tỉa cành, tạo tán 

Tỉa cành cacao thời kỳ khai thác
Tỉa cành cacao thời kỳ khai thác
  • Trong thời kỳ kinh doanh, bà con cần thường xuyên theo dõi sự xuất hiện của các cành vượt để kịp thời tỉa bỏ. 
  • Tuy nhiên, khi cần thiết có thể giữ lại một vài cành để bổ sung cho bộ tán lá được cân đối [1],[2]. 

Lưu ý:  Quả thường xuất hiện trên thân và trên các cành ở trong bộ tán. Vì vậy, cần giữ lại bộ tán có các hệ cành cần thiết để làm cơ sở cho một vườn cacao năng suất cao. 

Kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh hại cacao thời kỳ khai thác 

Sâu hại 

  • Ở giai đoạn này cây thường bị: Sâu đục vỏ quả, sâu đục thân,… tấn công. Nếu không phòng ngừa và xử lý kịp thời có thể làm ảnh hưởng đến năng suất vườn. Đồng thời, trái bị sâu hại tấn công có phẩm chất kém, gây tổn thất thu nhập của bà con. 
  • Để giải quyết vấn đề dịch hại trên, bà con cần sử dụng BS24 – Deep. Sản phẩm chứa nấm xanh, nấm trắng và vi khuẩn Bacillus Thurigiensis giúp kiểm soát và tiêu diệt tác nhân gây hại sau 2 – 4 ngày. Ngoài ra, BS24 – Deep có nguồn gốc hoàn toàn từ sinh học, sử dụng được cho các mô hình canh tác nông nghiệp hữu cơ. 

Bệnh hại 

  • Thối trái, loét thân, cháy lá,… do Phythophthora gây ra là bệnh hại chính trên cây cacao. Nấm bệnh tấn công trên tất cả các bộ phận của cây, gây ảnh hưởng nặng nề đến năng suất vườn và phẩm chất trái. 
  • Để phòng ngừa và kiểm soát bệnh hại trên cacao, bà con có thể sử dụng BS01 – Chaetomium. Sản phẩm có tác dụng phòng trừ nấm bệnh trên cây trồng, kích thích cây hình thành tính kháng, đồng thời thân thiện với môi trường và sức khỏe của người lao động.
Bộ đôi quản lý sâu bệnh hại cacao thời kỳ khai thác
Bộ đôi quản lí sâu bệnh hại cacao

Kỹ thuật bón phân ca cao thời kỳ khai thác 

Phân bón hóa học 

  • Lượng phân bón cho cây ca cao thời kỳ khai thác (kg/ gốc) [3]: 

Năm 

NPK 16 – 16 - 8 (kg/gốc) 

Phân hữu cơ (kg/gốc) 

Số lần bón/năm 

Năm tư 

0,8 – 1 

>15 

3 

Phân bón hữu cơ vi sinh 

Bón phân hữu cơ vi sinh trong giai đoạn này sẽ cung cấp đủ chất dinh dưỡng giúp cây phát triển khỏe mạnh, kích thích cây ra nhiều hoa, đậu nhiều quả. Đồng thời, góp phần nâng cao chất lượng nông sản, góp phần tăng hiệu quả kinh tế cho bà con.  

  • Bón gốc 

Sau mỗi đợt bón phân hóa học, bà con nên kết hợp bón thêm BS21 – Humic. Sản phẩm chứa nhiều dưỡng chất và vi sinh vật phân giải lân, cố định đạm, giúp cây ca cao phát triển khỏe mạnh, ra nhiều hoa, tăng khả năng đậu trái và nâng cao phẩm chất trái. 

  • Bón lá 
Dinh dưỡng ra hoa đậu trái cacao thời kỳ khai thác
Dinh dưỡng bón lá kích thích ra hoa cho cây cacao

Để kích thích cây ra nhiều hoa, tăng chất lượng hạt phấn và tỷ lệ đậu trái, bà con cần sử dụng BS15 – Nuti. Sản phẩm chứa các vi lượng thiết yếu quan trọng trong giai đoạn ra hoa như: Bo, Zn,… kích thích cây ra nhiều hoa và nở đồng loạt. Đồng thời, BS15 – Nuti còn hạn chế sự rụng trái, cho trái to và nặng. 

 

Tài liệu tham khảo 

[1] GS. Nguyễn Văn Uyển (1999), Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây ca cao, NXB Nông Nghiệp TP.HCM. 

[2] KS. Nguyễn Mạnh Chinh và TS. Nguyễn Đăng Nghĩa (2007), Trồng - chăm sóc & phòng trừ sâu bệnh Cà phê - Ca cao, NXB Nông Nghiệp Tp.HCM. 

[3] Phòng NN & PTNT Đạ Hoai (2009), “Quy trình kỹ thuật trồng ca cao trên địa bàn huyện Đạ Hoai”.