Kỹ thuật cải tạo, xử lý đất trồng chôm chôm

Kích thước chữ

Đất chứa nguồn dinh dưỡng chính, để cây trồng có thể sinh trưởng và phát triển thuận lợi. Việc lên luống, đào hố trồng hay vun luống sẽ góp phần rất lớn trong việc quyết định năng suất của cây. 

Một số lưu ý khi làm đất trồng chôm chôm

Điều kiện tính chất đất phù hợp cho cây chôm chôm 

- Chọn đất có tầng canh tác dày, không bị nhiễm mặn và thoát nước tốt sẽ giúp chôm chôm phát triển nhanh. 

- Cây chôm chôm phát triển phù hợp ở đất có độ pH là 4,5 – 6,5. 

- Đất phải được làm sạch các nguồn sâu, bệnh gây hại. 

- Các loại đất thích hợp để trồng chôm chôm: Đất đỏ bazan, đất phù sa, đất thịt pha cát.  

Vườn chôm chôm tươi tốt
Vườn chôm chôm tươi tốt

Xử lý cải tạo đất trước gieo trồng 

Chất lượng đất và hàm lượng hữu cơ trong đất sẽ giảm sau quá trình canh tác lâu dài. Việc cải tạo đất trồng đúng cách sẽ giúp giảm thiểu tới 60 - 80% khả năng mắc các bệnh do nấm và khuẩn gây ra trên cây chôm chôm. 

  • Bước 1: Dọn dẹp vệ sinh vườn 

- Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch các loại rác thải nông nghiệp trên bề mặt vườn. 

- Loại bỏ cỏ dại trên bề mặt vườn để tránh sự tranh chấp dinh dưỡng hoặc cản trở sự phát triển của cây chôm chôm. 

  • Bước 2: Cày đất và bón vôi 

- Cày đều bề mặt đất trồng chôm chôm với máy cày nông nghiệp hiện đại. 

- Đào sâu, bừa kĩ để loại bỏ cỏ dại cũng như các loại vật liệu cản trở sự phát triển của rễ cây như gạch đá, vỏ chai,... 

- Xử lý bằng vôi bột để tăng độ pH cho đất, có thể rắc vôi bột trong quá trình xới xáo đất. 

Bón vôi cho đất trồng chôm chôm
Bón vôi cho đất trồng chôm chôm
  • Bước 3: Trồng xen 

- Nếu đất đã trồng 1 loại cây ăn quả lâu năm khác, bà con nên dừng trồng trong 6 - 12 tháng, thay vào đó hãy trồng luân canh một số loại cây họ đậu để tăng lượng đạm cho đất cũng như tăng thêm một nguồn thu nhập. 

  • Bước 4: Phương pháp xử lý bằng vi sinh 

Sử dụng BS07 - Trichoderma BS09 - Ryzen để xử lý nấm bệnh trong đất sau khi phơi ải xong. Có 2 cách sử dụng sản phẩm. 

Cách 1: Hòa tan các sản phẩm với nước, sau đó tưới trực tiếp vào gốc cây con sau khi xuống giống.  

- Pha 1kg sản phẩm BS07- Trichoderma với 200 - 400 lít nước rồi tưới vào gốc cây. 

- Nên kết hợp sử dụng chung với BS09 - Ryzen để tăng tính hiệu quả,  

- Liều lượng dùng:  

Phòng bệnh: 500g/ 400 lít nước;  

Trị bệnh: 500g/200 lít nước. 

Lưu ý: Để phòng ngừa được các tác nhân gây bệnh ẩn nấp trong đất, bà con nên sử dụng 3 - 4 lần/ vụ. 

Cách 2: Bà con có thể trộn chung 2 sản phẩm trên với phân chuồng hoặc kết hợp với phân bón N.P.K để bón lót rải đều theo luống. 

- Cách ủ phân: Trộn đều hỗn hợp gồm 100g/100kg phân chuồng, xác bã thực vật và sản phẩm vi sinh. Sau khi trộn, bà con dùng 1 tấm bạt che lại để độ ẩm đạt 55 - 60%, sau ủ 20- 45 ngày là có thể sử dụng được. 

 

Sản phẩm bón đất trừ nấm bệnh
Sản phẩm bón đất trừ nấm bệnh 

 

Tài liệu tham khảo 

[1] Nguyên Tiến Hiền và ctv, Giáo trình mô đun trồng và chăm sóc chôm chôm MĐ04 - Nghề trồng xoài - ổi - chôm chôm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 

[2] Nguyễn Mạnh Chinh, Nguyễn Đăng Nghĩa, 2006. Trồng - chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh Nhãn - Chôm chôm - Mãng cầu, NXB Nông Nghiệp.