Kích thước chữ
Cây ổi sau 2 năm trồng là có thể cho trái thu hoạch. Chăm sóc đúng cách, cây sẽ phát triển tốt, cho nhiều hoa và trái chất lượng. Ngược lại, nếu không có chế độ chăm sóc, bón phân đúng hợp lý, cây sẽ mau suy và cho trái nhỏ, ít, chất lượng kém.
- Bước 1: Khi cành ổi chưa ra hoa: Bà con dùng kéo bấm bỏ đọt, chỉ chừa lại 3 cặp lá kép [1].
- Bước 2: Khi khánh ổi đã ra hoa, nếu mới thấy có 1 cặp hoa hoặc nụ thì tiến hành bấm bỏ đọt, chừa một cặp lá phía trên cặp hoa đó.
- Bước 3: Sau khi nhánh ổi có đủ 2 cặp nụ, tiến hành cắt bỏ toàn bộ đọt và không chừa cặp lá nào phía trên cặp nụ để cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả.
Lưu ý: Việc bấm đọt sẽ được diễn ra thường xuyên, khoảng 1 - 2 tuần/ lần [1].
Để cây tập trung dinh dưỡng nuôi những quả chất lượng, bà con nên thường xuyên thăm vườn và tỉa bỏ những hoa, quả nhỏ, xấu xí.
- Đối với các chùm hoa mọc đôi, nên giữ lại một hoa.
- Đối với các chùm hoa mọc 3, giữ lại hoa ở giữa và ngắt bỏ hai hoa bên cạnh.
- Trên 1 cành mang quả chỉ nên giữ lại 2 - 4 hoa.
- Sau khi đậu quả, bà con tiến hành tỉa bỏ những quả nhỏ. Những quả mọc sát nhau chỉ nên giữ lại từ 1 - 2 quả để quả có được chất lượng tốt nhất [1].
Bao quả
Các loại côn trùng như bọ trĩ, rệp sáp, nhện đỏ, ruồi đục trái là những tác nhân gây hại chính trên cây ổi. Thời kỳ cây bắt đầu cho thu hoạch, bà con cần chủ động phòng ngừa các tác nhân phá hại này bằng cách sử dụng phối hợp BS25 - Insect và BS23 - Ruva.
Bộ đôi sản phẩm có thành phần hoàn toàn từ sinh học bao gồm các nấm đối kháng, tinh dầu quế và giấm gỗ, giúp tiêu diệt, xua đuổi và kiểm soát nhanh chóng các loại côn trùng gây hại, góp phần tạo trái ổi chất lượng cao, mẫu mã đẹp.
Sử dụng BS01 - Chaetomium để phòng trị thán thư, cháy lá trên cây ổi giai đoạn kinh doanh. Thành phần sản phẩm bao gồm nấm Chaetomium spp., Trichoderma spp., có khả năng tiết enzyme đối kháng với nhiều loại nấm khuẩn trên ổi và nhiều loại cây trồng khác.
Sản phẩm ứng dụng công nghệ hiện đại, đem lại hiệu quả phòng trị bệnh cao, an toàn cho người sử dụng và không gây ô nhiễm môi trường.
- Liều lượng bón năm thứ 2: 400 - 500g NPK 16 - 16 - 8 + 100g Ure, chia thành 4 lần bón.
- Liều lượng bón năm thứ 3 trở đi:
Bón thúc ra hoa
- Trước khi cây ra hoa khoảng 1 tháng: Bón rải quanh gốc 200 - 300g NPK 16 - 16 - 8 + 100g Urê sau đó vun đất và lấp đất lại.
Bón nuôi quả:
- 1 - 1,5 tháng sau khi bón nuôi hoa, bà con tiếp tục bón phân để nuôi quả.
- Bón 15 ngày 1 lần kết hợp bấm ngọn để kích thích cây ra chồi và nuôi quả, chia làm 10 lần bón.
- Liều lượng bón cho 1 cây: 100 - 200g NPK 16 - 16 - 8 + 100g Ure + 100g Kali clorua.
Bón gốc
- Sử dụng sản phẩm vi sinh BS21 - Humic để bổ sung các dưỡng chất dễ hấp thu cho cây ổi.
- BS21 - Humic có thành phần hoàn toàn từ sinh học, là các vi sinh vật có lợi, giúp cải tạo đất, góp phần gia tăng năng suất vườn cây, giảm đáng kể chi phí phân bón hóa học.
Bón lá
- Giai đoạn cây chuẩn bị nở hoa, bà con tiến hành phun BS15 - Nuti để kích thích cây ra hoa đậu trái.
- Giai đoạn cây đậu trái, sử dụng BS16 - Canxi Bo để hạn chế hiện tượng rụng trái cho cây.
- Bộ đôi sản phẩm ứng dụng công nghệ khoáng EDTA hiện đại chứa Bo, kẽm cùng dung dịch lên men vi sinh, giúp cây ra hoa nhiều, đậu trái khỏe, giảm hiện trang nứt trái.
Cắt tỉa cành,chăm sóc cây sau những ngày nuôi quả là việc cần thiết và cần phải được thực hiện. Chế độ chăm sóc sau thu hoạch tốt sẽ là tiền đề cho năng suất, chất lượng nhãn ở vụ sau.
Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Tiến Huyền và ctv, Giáo trình trồng và chăm sóc cây ổi. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trang 50, 56 - 68.
[2] Trần Viết Mỹ, 2010. Cẩm nang quy trình kỹ thuật chăm sóc một số cây ăn trái và hướng dẫn lập kế hoạch sản xuất trong nông hộ, tổ, nhóm nông dân, Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố Hồ Chí Minh, trang 32.