Kích thước chữ
Thời kỳ cây chanh 1-3 tuổi, hay còn gọi là thời kỳ kiến thiết cơ bản, cây đang tập trung phát triển bộ khung tán. Bà con cần phải có chế độ chăm sóc kỹ càng để cây phát triển khỏe mạnh, tích lũy dinh dưỡng chuẩn bị cho thời kỳ khai thác.
Thường xuyên tưới nước để cung cấp đủ ẩm cho cây, nhất là vào những ngày nắng nóng cây rất dễ mất nước, bên cạnh đó bà con nên kết hợp tủ gốc để giữ ẩm được lâu hơn.
Trồng thêm các loài cây họ đậu trong vườn chanh để hạn chế cỏ dại và có thêm sản phẩm thu hoạch phụ.
Bà con cần làm cỏ định kỳ cho vườn chanh để hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng với cây và kiểm soát dịch hại hiệu quả hơn. Ngoài ra, cần phủ rơm rạ quanh gốc để giữ độ ẩm cho cây trồng, đồng thời kết hợp xới xáo đất xung quanh gốc để tạo độ thoáng khí cho cây [1].
Chú ý: Trong quá trình xới xáo phải nhẹ nhàng, cẩn thận để tránh làm ảnh hưởng đến hệ thống rễ của cây chanh.
Trong quá trình trồng và chăm sóc, để giúp cho vườn chanh được thông thoáng, ít sâu bệnh, bà con nên thường xuyên cắt tỉa cành và tạo tán cho cây. Mục đích của việc tạo tán là giúp cho cây có bộ khung khỏe mạnh, tăng khả năng tiếp nhận ánh sáng, hạn chế đổ ngã khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi.
Hằng năm, bà con nên cắt tỉa cành từ 1-2 lần, tiến hành loại bỏ những cành vượt mọc từ gốc ghép, cành chết khô, cành nhiễm sâu bệnh, cành mọc quá dài, cành yếu, cành mọc ngang sát đất,...
Khi cây ra đọt non đầu tiên, tiến hành bấm ngọn cho cây cách vị trí mắt ghép một đoạn khoảng 50 - 60cm. Sau khi các cành mới mọc ra từ thân chính, chọn 3 cành khỏe nhất, phát triển đối xứng với nhau để làm cành cấp 1.
Khi các cành cấp 1 phát triển dài khoảng 50 - 80cm, tiến hành bấm ngọn cành để cho các cành cấp 2 phát triển, mỗi cành cấp 1 chỉ giữ lại 2 - 3 cành cấp 2 mọc cân xứng với nhau.
Sau 1 thời gian, tiếp tục bấm ngọn cành cấp 2 để tạo các cành cấp 3. Cành cấp 3 sau này sẽ là cành mang quả nên phải chú ý việc chọn giữ lại cành hợp lý, tránh trường hợp sau này cản trở nhau [3].
Thời kỳ cây 1-3 năm tuổi, cây thường chịu sự tấn công của các loại sâu - côn trùng như: rệp sáp, sâu vẽ bùa, bọ trĩ,... Chúng xuất hiện cắn phá các bộ phận non của cây làm cho cây sinh trưởng, phát triển kém, đôi khi làm chết cây.
Biện pháp an toàn, mang lại hiệu quả phòng trừ cao hiện nay là sử dụng sản phẩm sinh học BS25 - Insect. Sản phẩm được sản xuất dựa trên ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại, hoàn toàn thân thiện với con người, và môi trường, được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng.
Các bệnh hại phổ biến trên cây chanh thời kỳ 1-3 năm tuổi là: Vàng lá Greening, nứt thân chảy mủ, vàng lá thối rễ,... Chúng thường tồn tại ở trong đất và tấn công cây trồng khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi.
BS01 - Chetomium là giải pháp phòng ngừa nấm bệnh được sử dụng phổ biến hiện nay. Sản phẩm chứa các chủng nấm đối kháng giúp phòng trừ nấm và vi khuẩn gây hại cây trồng hiệu quả. Không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, cân bằng hệ sinh thái tự nhiên.
Giai đoạn cây chanh từ 1-3 năm tuổi, bà con nên sử dụng kết hợp phân hóa học và phân hữu cơ vi sinh để bón cho cây:
Lượng phân vô cơ được dùng để bón cho một cây/năm được tính như sau:
- Cây 1 năm tuổi: 0,3kg phân Ure + 0,5kg phân Lân + 0,09kg phân Kali.
- Cây 2 năm tuổi: 0,5kg phân Ure + 0,7kg phân Lân + 0,2kg phân Kali + 1kg vôi bột.
- Cây 3 năm tuổi: 1kg phân Ure + 1,2kg phân Lân + 0,3kg phân Kali + 1kg vôi bột [2].
Phân hữu cơ vi sinh
Phân hữu cơ vi sinh chứa các chủng vi sinh vật có lợi, có khả năng phân giải các chất khó tan trong đất, tạo nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cây hấp thu. Ngoài ra, các chủng vi sinh này còn có tác dụng bảo vệ cây trồng, hạn chế sự tấn công của các tác nhân có hại trong đất.
Sử dụng BS21 - Humic vi sinh của Bacsicayxanh để bón cho cây. Thành phần chứa các vi sinh vật có khả năng phân giải lân, giữ nước và dưỡng trong đất giúp cây phát triển khỏe mạnh.
Sản phẩm được sử dụng để bón lá cho cây chanh ở giai đoạn này là BS14 - Amino. Trong thành phần sản phẩm có chứa các chủng vi sinh vật có lợi giúp bảo vệ và cải tạo đất vùng rễ, kích thích ra rễ non, phục hồi cây già yếu sau thu hoạch.
Tài liệu tham khảo
[1] Trần Thị Xuyến và cộng sự. (2011), Trồng và chăm sóc cây có múi, Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ.
[2] Cẩm nang cây trồng. Kỹ thuật trồng cây chanh theo tiêu chuẩn VietGap.
[3] Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp Long An. Kỹ thuật trồng chanh.
Sản phẩm liên quan