Kỹ thuật chăm sóc cây chè thời kỳ kiến thiết (cây 1 đến 3 năm tuổi)

Kích thước chữ

Giai đoạn kiến thiết bản thời điểm cây sinh trưởng mạnh nhất cũng bị sâu bệnh hại tấn công nhiều nhất, cần biện pháp quản chăm sóc thích hợp. con cần tập trung chăm sóc phòng trừ sâu bệnh hại cho cây chè đúng kỹ thuật, để tạo tiền đề tốt cho giai đoạn sản xuất thu hoạch tiếp theo. 

Kỹ thuật chăm sóc cây chè giai đoạn kiến thiết cơ bản (1 đến 3 năm tuổi)

Phòng trừ cỏ dại 

Dọn cỏ dại
  • Ở thời kỳ cây con, đất trống là điều kiện tốt để cỏ dại phát sinh nhiều, cạnh tranh dinh dưỡng với cây con. Hơn thế nữa, những bụi cỏ dại là nơi trú ngụ của mầm bệnh hại như sâu, côn trùng, … vì thế, cần tiến hành phòng trừ cỏ dại. 
  • Các biện pháp trừ cỏ dại: cày cuốc xới nhiều lần trong năm, trồng xen phủ đất, sử dụng thuốc BVTV. 

Trồng xen và tủ gốc chè với cây phân xanh 

  • Ở thời kỳ 1 – 2 năm đầu, cây chè chưa giao tán, để lại nhiều khoảng đất trống. 
  • Trồng xen canh với các cây họ Đậu và cây phân xanh sẽ giúp bà con tăng thu nhập, đồng thời còn giúp giữ nước, tạo mùn cho vườn chè đặc biệt là vào mùa khô [1] 
  • Ngoài ra, việc tận dụng những khoảng đất trống này trồng cây phân xanh và cây họ Đậu còn giúp hạn chế cỏ dại và cải tạo đất trồng. 
  • Một số cây họ Đậu và cây phân xanh: cây lạc, cây đậu tương, điên điển, dã quỳ, đậu triều, ... 

Kỹ thuật đốn, hái tạo hình cây chè 

  • Đốn chè 

- Trong thời gian 1 năm sau trồng để chè phát triển tự nhiên, khi nương chè có khoảng 70% số cây cao từ 65 - 70cm, đường kính gốc > 1cm, bà con cần tiến hành đốn tạo hình cho chè. 

- Có 2 lần đốn  như sau [2]  

Lần 1: dùng dao cắt thân chính độ cao từ 25-30cm, chủ yếu cắt ở trên phân cành; các cành cấp 1, 2 cắt ở độ cao 50-55cm. 

Lần 2: khi cây chè đủ 3 tuổi, độ cao vết đốn 45-50cm. 

  • Hái chè 

- Sau khi đốn chè cần tiến hành hái tạo hình để hạn chế phát triển chiều cao, đẩy mạnh sinh trưởng chiều ngang cho chè. 

- Có 2 lần hái chè tạo hình sau đốn [2]  

Tạo hình chè sau đốn lần 1:  

Độ cao cây chè 50-55cm, dùng thước chữ “T” bấm bin 3 lần ở độ cao 50-55cm, sau đó hái san trật theo tuần. 

Hái 1 tôm và 2-3 lá non chừa lá cá và 1-2 lá thật. 

Tạo hình chè sau đốn lần 2: 

Khi trên mặt tán chè có >50% số búp cao hơn  20-25cm, dùng thước chữ “T” bấm bin 3 lần cách vết đốn 15cm, định hình ở độ cao 60-65cm. 

Hái theo tuần những búp đủ tiêu chuẩn có một tôm và 4 lá non, hái 1 lá tôm và 2 đến 3 lá non chừa lá cá và 1 đến 2 lá thật.  

Lưu ý: Không hái móc, hái ép hái cành rìa tán thấp hơn mặt tán. 

Hái chè

Tưới nước 

  • Nước là 1 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cũng như phẩm chất chè.  
  • Các phương pháp tưới nước cây chè: tưới rãnh, tưới bằng hệ thống phun mưa di động hoặc cố định, … 
  • Đối với chè trong giai đoạn kiến thiết, chế độ nước tưới như sau  [4]  

- Chè từ 1 đến 2 năm tuổi: 1 tháng tưới 1 đến 2 lần, mức nước tưới mỗi lần 75 - 85 m3/ha.  

- Chè 3 năm tuổi: 1 tháng tưới 1 đến 2 lần, mức nước tưới mỗi lần 100 m3/ha.  

Kỹ thuật bón phân cây chè giai đoạn kiến thiết

Trong giai đoạn kiến thiết cần tập trung bổ sung dinh dưỡng hợp lý, thúc đẩy phát triển cây chè chuẩn bị cho giai đoạn kinh doanh tiếp theo. 

  • Phân vô cơ 

- Liều lượng và thời điểm bón phân [2] 

Chè 1 tuổi: 

Bón 10 tấn phân hữu cơ và 800kg supe lân cho 1ha chè 1 lần vào khoảng tháng 5 – 6.  

Bón 850kg Ure + 215 KCL cho 1 ha chè, lượng phân này được chia đều để bón mỗi tháng một lần. 

Chè 2 tuổi (sau đốn tạo hình lần 1): 

Bón 10 tấn phân hữu cơ và 950kg supe lân cho 1ha chè 1 lần vào khoảng tháng 5 – 6.  

Bón 1000kg Ure + 255 KCL cho 1 ha chè, lượng phân này được chia đều để bón mỗi tháng một lần. 

Chè 3 tuổi: 

Bón 15 tấn phân hữu cơ và 1 tấn supe lân cho 1ha chè 1 lần vào khoảng tháng 5 – 6.  

Bón 1200kg Ure + 305 KCL cho 1 ha chè, lượng phân này được chia đều để bón mỗi tháng một lần. 

- Cách bón: Trộn đều các loại bón sâu 6-8 cm cách gốc 30 cm lấp đất kín. 

  • Phân hữu cơ vi sinh

- Đối với phân hữu cơ, bà con có thể sử dụng BS21 - Humic ở giai đoạn này. Sản phẩm cung cấp lượng vi sinh có lợi cho đất, giúp đất tơi xốp, đồng thời kiểm soát được tốt mầm bệnh gây hại trong đất. 

Hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh hại chè 

Sâu hại chè 

  • Một số loài sâu – côn trùng hại chè xuất hiện thời kỳ kiến thiết mà bà con cần chú ý là: bọ xít muỗi, rầy xanh, bọ cánh tơ, nhện đỏ, … Những sâu hại này chích hút làm cho chè kém phát triển, là nguồn trung gian lây bệnh ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất chè sau này. 
  • Cần tiến hành thăm vườn thường xuyên và phòng trừ sâu hại định kỳ cho nương chè bằng BS25 – Insect Sản phẩm có thành phần là nấm xanh, nấm trắng, giúp phòng trừ hiệu quả nhiều loại sâu, côn trùng gây hại mà không gây kháng thuốc. Đặc biệt, BS25 là sản phẩm sinh học, hoàn toàn phù hợp đối với canh tác hữu cơ. 

Bệnh hại chè 

  • Bệnh hại cần chú ý trong giai đoạn này bao gồm: phồng lá, thối búp, … 
  • Cần chú ý phòng trừ định kỳ cho cây với BS01 – Chaetomium và có biện pháp cắt tỉa, bón phân phù hợp đối với cây bệnh để đảm bảo năng suất. 
  • BS01 – Chaetomium có thành phần là 35 chủng nấm Cheatomium giúp kiểm soát tốt nhiều loại nầm bệnh gây hại trên thân, cành, lá của cây khi phun. Sản phẩm hoàn toàn an toàn cho sức khỏe người sử dụng và người tiêu dùng. 
Thuốc sinh học trừ bệnh do nấm khuẩn hại chè

 

Tài liệu tham khảo 

[1] Thanh Huyền, 2016. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chè. NXB Hồng Đức.

[2] Tài liệu mạng: Quy trình kỹ thuật canh tác chè cành cao sản. Trung tâm khuyến nông Lâm Đồng.

[3] Giáo trình nghề trồng cây chè. Bộ NN&PTNT.

[4] Trần Hùng, 2013. Sổ tay hướng dẫn quy trình công nghệ tưới tiết kiệm nước cho cây trồng cạn. NXB Khoa học và Kỹ thuật.