Kỹ thuật chăm sóc cây chè thời kỳ cây dưới 1 năm tuổi

Kích thước chữ

Cây chè dưới 1 năm tuổi yếu và dễ bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh cùng các tác động khác từ môi trường. Giai đoạn này, bà con cần chú ý chăm sóc, tạo điều kiện sinh trưởng hợp lý để cây phát triển tốt và ổn định, tạo bộ khung tán cơ sở cho giai đoạn kinh doanh về sau. 

Kỹ thuật chăm sóc cây chè thời kỳ cây dưới 1 năm tuổi

Dặm chè 

  • Khoảng 1 - 3 tháng sau trồng, bà con cần chú ý kiểm tra thường xuyên cây chết để trồng dặm kịp thời, đảm bảo tính đồng đều của nương chè cho việc thâm canh tăng năng suất sau này [1]. 

Lưu ý: Cây trồng dặm cần được chăm sóc kỹ hơn, tạo diều kiện tốt nhất cho chúng phát triển để đuổi kịp các cây trồng trước đó. 

Phòng trừ cỏ dại 

  • Ở thời kỳ cây con, đất trống là điều kiện tốt để cỏ dại phát triển. 
  • Tiêu diệt cỏ dại để tránh cỏ cạnh tranh dinh dưỡng với cây con, đồng thời loại bỏ nơi trú ngụ của sâu, côn trùng gây hại và mầm bệnh. 
  • Các biện pháp trừ cỏ dại: cày cuốc xới nhiều lần trong năm, trồng xen phủ đất, sử dụng thuốc BVTV [1]. 

Trồng xen 

  • Ở thời điểm này, cây chè chưa giao tán, khoảng đất trống giữa các luống khá rộng. 
  • Bà con có thể tận dụng trồng các cây họ đậu để tăng thu nhập đồng thời cải tạo đất cho nương chè [2]. 
  • Trồng xen cây họ Đậu trong giai đoạn này sẽ giúp đất trồng tích trữ được đạm, giảm được đáng kể chi phí phân bón trong quá trình canh tác. 
Trồng xen cây ngắn ngày với cây chè giúp tăng hiệu suất sử dụng đất

Tủ gốc 

  • Dùng rơm rạ hoặc cây phân xanh tủ gốc, tưới nước cho cây con để tạo mùn, hạn chế cỏ dại và hạn chế mất nước cho cây con [1]. 

Tưới nước 

Tưới chè bằng hệ thống tự động
  • Ở những tháng không mưa cần tưới 2-3 lần, lượng nước tưới cho mỗi lần dao động 200-300m3/ha (tương đương 20000 – 30000L/1000m2). 
  • Đảm bảo bảo độ ẩm đất dao động từ 70-80% [3].  

Lưu ý: Ở thời điểm khô nóng kéo dài cần tăng số lần tưới trong tháng, giảm lượng nước tưới/1 lần tưới [3]. 

Hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh cây chè 

Sâu hại chè 

  • Rầy xanh, bọ xít muỗi, nhện đỏ, bọ trĩ, sâu cuốn lá,… là những loại sâu, côn trùng hại chính trên cây chè [2]. Những tác nhân gây hại nay tấn công khiến chè kém phát triển, còi cọc, phẩm chất chè kém, thậm chí có thể dẫn đến chết cây. 
  • Bà con tiến hành sử dụng sản phẩm BS25 – Insect để phòng trừ sâu, côn trùng gây hại cho cây định kỳ 7 – 10 ngày/ lần. Sản phẩm giúp quản lý tốt sâu – côn trùng gây hại cây chè mà không lo kháng thuốc. Đặc biệt không nóng cây, an toàn với con người và vật nuôi. 

Bệnh hại chè 

  • Phòng trừ các bệnh hại nguy hiểm trên chè như phồng lá chè, đốm mắt cua, chết loang, tắc rễ, khô cành, … bằng cách phun phòng thường xuyên với BS01 – CHAETOMIUM đồng thời bón gốc BS09 – Ryzen.  
  • Bộ đôi sản phẩm có thành phần hoàn toàn từ vi sinh, giúp diệt trừ nấm khuẩn hại trên cây và mầm hại trong đất, hỗ trợ cho sự phát triển tối ưu của cây trồng. 
BS09 xử lý đất phòng trừ nấm hại cây chè

 

Tài liệu tham khảo 

[1] Thanh Huyền, 2016. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chè. Hà Nội: NXB Hồng Đức. 

[2] Tài liệu mạng: Quy trình kỹ thuật canh tác chè cành cao sản, Trung tâm khuyên nông Lâm Đồng.

[3] Trần Hùng, 2013. Sổ tay hướng dẫn quy trình công nghệ tưới tiết kiệm nước cho cây trồng cạn. NXB Khoa học và kỹ thuật.