Kỹ thuật chăm sóc và bón phân cây chè thời kỳ kinh doanh

Kích thước chữ

Thời kỳ kinh doanh là giai đoạn quan trọng, bà con cần chú ý phòng trừ bệnh hại cũng như có chế độ chăm sóc nương chè hợp lý để thu được năng suất cao và chất lượng nông sản tốt nhất. 

Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây chè thời kỳ kinh doanh

Phòng trừ cỏ dại 

Làm sạch cỏ dại xung quanh gốc và luống đi vì đây là nơi trú ngụ của mầm bệnh hại như sâu, côn trùng.  

Lưu ý: nhổ tay hoặc dùng máy phát cỏ bề mặt để tránh làm tổn thương rễ cây chè. 

Kỹ thuật đốn chè thời kỳ kinh doanh 

  • Đốn chè ở thời kỳ kinh doanh nhằm kích thích quá trình bật búp của cây chè, đồng thời cắt bỏ những cành chè già cỗi, sâu bệnh để thay bằng những cành non, phát triển khoẻ mạnh hơn. 
  • Có 2 cách đốn chè như sau: 

- Đốn lửng: chè kinh doanh 3 năm đốn 1 lần, cách vết đốn cũ 3 – 5 cm, độ cao cách mặt đất 60 – 65 cm [1]. 

- Đốn đau: sau nhiều lần đốn lửng, nếu cây có biểu hiện kém phát triển và sâu bệnh nhiều thì tiến hành đốn đau, ở độ cao 45 – 50 cm cách mặt đất. Tuy nhiên rất hạn chế đốn kiểu này [1]. 

  • Đối với chè kinh doanh, cần dùng dao sắc đốn tròn ngọt, đốn theo vị trí đã ấn định trước, mắt vết đốn hướng ra ngoài hàng, vết đốn không dập nát.  
  • Mỗi lần đốn cần 1-2 cành bìa để hạn chế sự thay đổi sinh lý đột ngột của cây [1] . 

Lưu ý: Cần chú ý đốn đúng, hạn chế sửa lại vết đốn, đồng thời vệ sinh vườn sau mỗi lần đốn [1]. 

Kỹ thuật hái chè thời kỳ kinh doanh 

Hái chè

Hái chè đúng kỹ thuật sẽ thúc đẩy cây sinh trưởng tốt, cho năng suất cao. 

  • Hái chè đốn lửng [1]: 

- Khi trên mặt tán chè có >50% số búp cao hơn  20-25cm, dùng thước chữ “T” bấm bin 3 lần cách vết đốn 15cm, định hình ở độ cao 60-65cm. 

- Hái theo tuần những búp đủ tiêu chuẩn có một tôm và 4 lá non, hái 1 tôm và 2-3 lá non chừa lá cá và 1-2 lá thật.  

Lưu ý: Không hái móc, hái ép và các cành rìa thấp hơn mặt tán. 

  • Hái chè lưu [1]:  

- Hái khi trên mặt tán có 35% búp đủ tiêu chuẩn, bà con tiến hành hái 1 tôm và 2-3 lá non chừa 1 lá cá và 1-2 lá thật. 

- Khoảng tháng 5 đến tháng 11 (mùa mưa), hái theo san trật 7 ngày/1 lứa, mùa khô hái 10-12 ngày/1lứa. 

Lưu ý: Hái chừa cành bìa, không hái móc, hái sát lá cá tạo mặt tán chè bằng phẳng, mau khép tán, hái sạch búp mù, lá và búp bị sâu bệnh, tránh ủ mầm bệnh lan truyền khắp vườn. 

Tưới nước 

  • Nước là 1 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cũng như phẩm chất chè.  
  • Tập trung tưới chủ yếu vào tháng 1 đến tháng 5 và tháng 9 đến tháng 1 năm sau. 
  • Tưới 2 lần/tháng đến 3 lần/tháng, mỗi lần tưới từ 100 m3/ha/lần đến 120 m3/ha/lần. 
  • Các phương pháp tưới nước cây chè: tưới rãnh, tưới bằng hệ thống phun mưa di động hoặc cố định, … 
Tưới chè

Kỹ thuật bón phân cây chè thời kỳ kinh doanh

Phân bón vô cơ 

  • Mức năng suất dưới 20 tấn/ha:  

- Bón 1130kg supe Lân cho 1 ha chè vào đầu vụ (khoảng tháng 4 – 5). Bón chung với phân hữu cơ vi sinh (nếu có). 

- Bón 1300kg Ure + 340 KCL cho 1 ha chè. Lượng phân này được chia đều để bón 5 - 6 lần/năm, từ tháng 4 - 11, bón theo tán chè lúc ẩm độ đất 70 - 80%, vùi sâu 6 - 8 cm. 

  • Mức năng suất từ 20 tấn đến dưới 25 tấn/ha: 

- Bón 1445kg supe Lân cho 1 ha chè vào đầu vụ (khoảng tháng 4 – 5). Bón chung với phân hữu cơ vi sinh (nếu có). 

- Bón 1650kg Ure + 420 KCL cho 1 ha chè. Lượng phân này được chia đều để bón 5 - 6 lần/năm, từ tháng 4 - 11, bón theo tán chè lúc ẩm độ đất 70 - 80%, vùi sâu 6 - 8 cm. 

  • Mức năng suất từ 25 tấn đến dưới 30 tấn/ha: 

- Bón 1750kg supe Lân cho 1 ha chè vào đầu vụ (khoảng tháng 4 – 5). Bón chung với phân hữu cơ vi sinh (nếu có). 

- Bón 1950kg Ure + 500 KCL cho 1 ha chè. Lượng phân này được chia đều để bón 5 - 6 lần/năm, từ tháng 4 - 11, bón theo tán chè lúc ẩm độ đất 70 - 80%, vùi sâu 6 - 8 cm. 

  • Mức năng suất từ 30 đến 40 tấn/ha: 

- Bón 2575kg supe Lân cho 1 ha chè vào đầu vụ (khoảng tháng 4 – 5). Bón chung với phân hữu cơ vi sinh (nếu có). 

- Bón 2600kg Ure + 665 KCL cho 1 ha chè. Lượng phân này được chia đều để bón 5 - 6 lần/năm, từ tháng 4 - 11, bón theo tán chè lúc ẩm độ đất 70 - 80%, vùi sâu 6 - 8 cm. 

- Đối với các vùng trồng chè có độ dốc cao, bà con cần chú ý bổ sung lượng trung, vi lượng thích hợp cho đất, với 2 dạng chủ yếu là Sunfat magiê (MgSO4) và Sunfat kẽm (ZnSO4). Thông thường, tỷ lệ bón là 50kg MgSO4 và 3,5kg ZnSO4, bón gốc [1]. 

Phân hữu cơ vi sinh 

  • Bón gốc 

Bên cạnh các loại phân vô cơ, bà con cần cung cấp thêm cho đất các loại phân hữu cơ vi sinh nhằm hạn chế tình trạng thoái hóa đất. 

Sử dụng sản phẩm hữu cơ vi sinh BS22 – Nuti Organic chứa nhiều vi sinh vật có lợi sẽ giúp phân giải chất hữu cơ trong đất thành dạng cây dễ hấp thụ. Hơn thế nữa, thành phần vi sinh có trong sản phẩm còn giúp hạn chế mầm bệnh trong đất cho cây. 

Phân hữu cơ vi sinh bón gốc dùng cho cây chè
  • Bón lá 

Sau khi đã cân đối lượng phân bón gốc cho cây, bà con nên sử dụng bổ sung dinh dưỡng bón qua lá cho cây chè như BS14 – AMINO, phun ngay sau lứa hái vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, không mưa. 

Sản phẩm chứa nguồn amino cao cấp, giúp cây hấp thụ trực tiếp dinh dưỡng mà không cần thông qua quá trình chuyển hóa. 

Hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh hại chè 

Sâu hại chè 

  • Cần chú ý các loài sâu hại chính trên chè như: bọ xít muỗi, rầy xanh, bọ cánh tơ, nhện đỏ, rệp muội đen, sâu cuốn búp, sâu róm … Những sâu hại này ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và phẩm chất chè sau này. 
  • Tiến hành thăm vườn thường xuyên và phòng trừ sâu hại định kỳ cho nương chè với BS25 – Insect

Bệnh hại chè 

  • Bệnh hại chính trên cây chè: phồng lá, thối búp, sùi cành chè, đốm nâu, tóc đen. 
  • Cần chú ý phòng trừ định kỳ cho cây với BS01 – Chaetomium và có biện pháp cắt tỉa, bón phân phù hợp đối với cây bệnh để đảm bảo năng suất. 

 

Tài liệu tham khảo 

[1] Quy trình kỹ thuật canh tác chè cành cao sản.Trung tâm khuyến nông Lâm Đồng.

[2] Trần Hùng,  2013. Sổ tay hướng dẫn quy trình công nghệ tưới tiết kiệm nước cho cây trồng cạn. NXB Khoa học và Kỹ thuật.