Banner

Kỹ thuật xử lý đất trồng chuối

Kích thước chữ

Cải tạo đất trước khi trồng rất quan trọng đối với cây trồng, điều này giúp hạn chế tối đa các loại sâu bệnh hại trong đất, làm đất tơi xốp, cải thiện tính chất đất và giúp  cây tạo quả đều, ngọt. 

Điều kiện tính chất đất phù hợp cho cây chuối

  • Chuối là cây rễ chùm, có khả năng đâm sâu kém hơn so với các cây rễ cọc, chính vì thế nên đất trồng chuối cũng phải mềm để rễ phát triển thuận lợi hơn.
  • Chuối phù hợp với nhiều loại đất trồng khác nhau nhưng phổ biến nhất là đất phù sa, đất cát pha, đất thịt nhẹ.
  • Không trồng chuối ở đất xói mòn, đất dễ ngập úng, tầng canh tác có nhiều loại đá cứng.
  • Đất có độ pH 6 - 7,5, có tầng canh tác sâu từ 0,6 - 1m là phù hợp để chuối phát triển thuận lợi [1].
Điều kiện tính chất đất phù hợp cho cây chuối
Đất trồng chuối

Xử lý cải tạo đất trước gieo trồng

Việc xử lý, cải tạo đất trước khi đi vào vụ mới sẽ giảm tới hơn 60 - 80% khả năng gây bệnh từ nấm và vi khuẩn trong đất, giúp bà con nông dân giảm bớt gánh nặng trong quá trình chăm sóc cây.

Bước 1: Dọn dẹp vệ sinh vườn

  • Rác thải hữu cơ, rác thải nhựa… là những yếu tố cản trở quá trình phát triển của rễ, cần phải tiến hành loại bỏ ra khỏi ruộng.
  • Trước khi vào vụ mùa mới, cỏ dại mọc rất nhiều, chúng ta nên chủ động xử lý cỏ dại trước khi gieo trồng nếu không sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất chuối.
Dọn dẹp vườn
Dọn dẹp vườn

Bước 2: Bón vôi cải tạo

  • Ngoài ra, bà con nông dân cũng có thể sử dụng vôi bón trong nông nghiệp để phòng ngừa nấm bệnh, hạn chế đất bị chua.
  • Lượng bón cho 1 hố trồng là 0,5kg, bón trước khi xuống giống 20 ngày [1].

Bước 3: Cày đất

  • Dùng cày thủ công hoặc các loại máy cày nông nghiệp để cày đều toàn bộ bề mặt vườn.
  • Cày sâu, bừa kĩ không những giúp chúng ta loại bỏ được những vật cản nằm sâu trong đất, mà còn làm đất thoáng khí, loại bỏ được nấm khuẩn gây bệnh.
Cày đất trồng chuối
Cày đất trồng chuối

Bước 4: Phương pháp xử lý bằng vi sinh

Sử dụng 2 sản phẩm BS07 - Trichoderma BS09 - Ryzen để xử lý hiệu quả các loại nấm bệnh trong đất sau khi lật đất, phơi ải.

Cách 1: Hòa tan các sản phẩm với nước, sau đó tưới trực tiếp vào gốc cây con sau khi xuống giống. Để phòng ngừa được các tác nhân gây bệnh ẩn nấp trong đất, bà con nên sử dụng 3 - 4 lần/ vụ.

- Pha 1kg sản phẩm BS07- Trichoderma với 200 - 400 lít nước rồi tưới vào gốc cây.

- Nên kết hợp sử dụng chung với BS09 - Ryzen để tăng tính hiệu quả, 

- Liều lượng dùng: 

Phòng bệnh: 500g/ 400 lít nước; 

Trị bệnh: 500g/200 lít nước.

Cách 2: Bà con có thể trộn chung 2 sản phẩm trên với phân chuồng hoặc kết hợp với phân bón N.P.K để bón lót rải đều theo luống.

- Cách ủ phân: Trộn đều hỗn hợp gồm 100g/100kg phân chuồng, xác bã thực vật và sản phẩm vi sinh. Sau khi trộn, bà con dùng 1 tấm bạt che lại để độ ẩm đạt 55 - 60%, sau ủ 20 - 45 ngày là có thể sử dụng được.

Sản phẩm xử lý nấm đất sinh học
Sản phẩm xử lý nấm đất sinh học

 

 

Tài liệu tham khảo

[1] Trần Danh Sửu và cộng sự (2017), Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối, Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam.

[2] Chu Thị Thơm (2005), Trồng cây trong trang trại chuối - cacao, Tủ sách khuyến nông phục vụ người lao động.

[3] Nguyễn Mạnh Chinh (2006), Trồng - chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh dứa - chuối - đu đủ, Kỹ thuật trồng và chăm sóc dứa - chuối - đu đủ.