Chăm sóc, bón phân hoa mai giai đoạn tạo nụ, ra hoa

Kích thước chữ

Giai đoạn tạo nụ, ra hoa, để điều khiển thời gian cây mai ra hoa như mong muốn, hoa ra nhiều và lâu tàn đòi hỏi người trồng mai phải nắm một số kỹ thuật như: tưới nước, lặt lá và chế độ dinh dưỡng đúng kỹ thuật.

Hướng dẫn cách chăm sóc cây mai giai đoạn tạo nụ, ra hoa

Tưới nước cho hoa mai

  • Khoảng 3 - 4 ngày trước khi lặt lá, tiến hành ngưng tưới nước cho cây. Việc làm này sẽ giúp cây mai làm quen với việc thiếu nước, tránh tình trạng cây bị sốc khi lặt lá.
  • Sau khi lặt lá, tiến hành tưới nước bình thường cho cây [1].

Lặt lá hoa mai

Lặt lá cây mai
Lặt lá cây mai
  • Lặt lá mai sẽ ảnh hưởng lớn đến việc điều khiển hoa nở. Việc lặt lá thường được thực hiện từ ngày 10 - 15 tháng Chạp. Tuy nhiên, để việc ra hoa diễn ra như ý muốn nhà vườn và người trồng mai cần phải quan sát, tính toán để lựa chọn thời gian phù hợp.
  • Một số lưu ý để tính toán việc lặt lá mai [2]i:

- Trời nắng, ấm áp, hoa mai sẽ nở sớm: Lặt lá trễ

- Trời mưa to, không khí lạnh, hoa mai sẽ nở trễ: Lặt lá sớm.

- Nụ hoa nhỏ (đối với mai vàng 5 cánh), nhà vườn và người trồng mai nên lặt lá vào ngày 13 tháng Chạp.

- Nụ hoa hơi lớn (đối với mai vàng 5 cánh): Lặt lá vào ngày rằm hoặc 16 tháng Chạp.

- Nụ hoa đã lớn, khoảng 3 - 4 ngày sẽ bung vỏ lụa: Lặt lá vào ngày 18, 19 hoặc 20 tháng Chạp.

  • Cách lặt lá mai

- Cách 1: Cầm lá lặt ngược ra sau.

- Cách 2: Cầm lá và kéo theo chiều chiếc lá.

Lưu ý: Nếu muốn cây mai trổ hoa nhiều, cần lặt sạch hết lá non lẫn lá già, lưu ý,  không được làm gãy ngọn và cành.

Sâu bệnh hại cây mai

Sâu hại

  • Giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa, nhà vườn và người trồng hoa mai có thể sử dụng BS25 - Insect để quản lý nhện đỏ, bọ trĩ và sâu ăn lá. Sản phẩm có thành phần là nấm xanh, nấm trắng, có khả năng ký sinh, hút chất dinh dưỡng và gây độc cho nhiều loại sâu, côn trùng gây hại.
Sản phẩm trừ sâu côn trùng sinh học cây mai
Sản phẩm trừ sâu côn trùng sinh học cây mai

Bệnh hại

  • Các bệnh như cháy lá, thán thư, rỉ sắt tấn công hoa mai giai đoạn này khiến lá rụng sớm, ảnh hưởng đến thời gian ra hoa của cây. Để việc điều khiển thời gian ra hoa diễn ra thuận lợi, cây sinh trưởng khỏe, nhà vườn và người trồng mai nên chủ động phòng ngừa bệnh hại cho cây.
  • Sử dụng BS01 - Chaetomium để xử lý các loại nấm khuẩn gây hại. Sản phẩm có thành phần hoàn toàn từ vi sinh, đem lại hiệu quả vượt trội, không gây hại đến sức khỏe người sử dụng.  
thuốc trị bệnh rỉ sắt cho mai vàng
Sản phẩm xử lý nấm khuẩn hại cây mai

Bón phân cho cây mai

Phân bón hóa học

  • Giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa (khoảng từ tháng 10 - tháng Chạp), cây chuẩn bị ra hoa, cây mai cần nguồn. 
  • Tiến hành pha loãng NPK 15 - 20 - 25 để tưới gốc cho cây. 
  • Liều lượng:  20 - 50g NPK 15 - 20 - 25/ cây. Khoảng cách giữa 2 lần tưới là 20 - 30 ngày.

Phân hữu cơ vi sinh

  • Bón gốc

Giai đoạn tạo nụ, cây mai cần nhiều dinh dưỡng đặc biệt là lân. Ngoài việc bón phân vô cơ, nhà vườn và người trồng lan nên sử dụng các loại phân lân hữu cơ sinh học để bổ sung dưỡng chất cho cây. 

Cung cấp đủ lân sẽ giúp cây hấp thu đạm tốt, lá dày, cứng, cây khỏe mạnh, khả năng chống chịu cao.

  • Bón lá

Sử dụng sản phẩm BS15 - Nuti để kích thích cây mai ra hoa nhiều, đồng loạt, có màu sắc đẹp và lâu tàn.

Sản phẩm sử dụng công nghệ khoáng EDTA, chứa các vi lượng như Bo, Kẽm, cùng dung dịch lên men vi sinh giúp cây hấp thụ nhanh chóng và đầy đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết, phục vụ cho quá trình hình thành nụ và tạo hoa.

Thuốc kích thích cây mai ra hoa
Sản phẩm kích thích cây mai ra hoa

 

Tài liệu tham khảo

[1] Tài liệu mạng: Sở Hạ, Phương Thảo, 2020. Bí quyết giúp mai vàng nở đúng Tết từ nghệ nhân 40 năm kinh nghiệm. Báo Lao động.

[2] Nguyễn Tiến Huyền và ctv. Giáo trình mô đun - Trồng và chăm sóc mai vàng - Mã số mô đun: MĐ 02, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trang 106 và 129 - 133.