Banner

Chăm sóc, bón phân hoa mai giai đoạn phát triển rễ, thân, cành, lá

Kích thước chữ

Giai đoạn phát triển rễ, thân, cành, lá, cây mai cần có chế độ chăm sóc đúng kỹ thuật. Tưới nước, tỉa cành, phòng trừ sâu, bệnh đúng cách sẽ giúp cây phát triển khỏe mạnh, tạo tiền đề tốt cho giai đoạn ra hoa.

Hướng dẫn cách chăm sóc cây mai phát triển rễ, thân, cành, lá

Tưới nước cây hoa mai

Giai đoạn mới trồng

Giai đoạn mới trồng cây chưa hấp thụ được nhiều nước và dinh dưỡng, nhà vườn và người trồng mai chỉ cần giữ độ ẩm cho thân và bộ rễ của cây.

Nếu trời nắng nóng, có thể giữ ẩm thân cây bằng cách tưới phun sương lên thân cây vài lần trong ngày [1].

Giai đoạn cây đã hình thành rễ và phát triển ổn định

  • Mai trồng đại trà ngoài vườn

- Mỗi ngày tưới nước 1 lần. Tưới thẳng vào gốc và xịt nước với tia nhỏ lên khắm tán lá [1].

- Tưới nước vào sáng sớm hoặc chiều mát.

  • Mai trồng chậu

- Mai kiểng trồng chậu rất mau khô nước. Người chơi lan và nhà vườn nên tưới nước 2 ngày/ lần [1]. 

Lưu ý: Trong quá trình tưới nước cần chú ý theo dõi độ rút nước của chậu, tránh để chậu quá ẩm, không thông nước, làm chết bộ rễ.

Tủ gốc cây hoa mai

  • Tủ gốc là biện pháp tối ưu nhất để giữ độ ẩm đất ổn định, duy trì sự hoạt động hữu hiệu của tầng rễ ngang sát mặt đất, hạn chế cỏ dại và sự phát tán của mầm bệnh trong đất.

Tỉa cành, tạo dáng cây hoa mai

Tạo dáng cho cây mai
Tạo dáng cho cây mai
  • Dùng các dây kim loại có kích thước phù hợp uốn xung quanh thân, cành của cây mai để tạo ra những thế bonsai tùy ý.
  • Một số thế (dáng) mai được nhiều người trồng mai ưa chuộng như: Ngũ phúc, thác đổ, long thăng, cuốn thủy,...
  • Khi cây phát triển ổn định, ỉa bỏ những cành tăm, cành già để cây tập trung dinh dưỡng phát triển thân cành chính.

Sâu bệnh cho cây hoa mai giai đoạn phát triển rễ, thân, cành, lá

  • Sâu hại

Sâu ăn lá, nhện đỏ, bọ trĩ là ba loại sâu, côn trùng gây hại nghiêm trọng đối với cây mai giai đoạn phát triển rễ, thân, lá. Những loại dịch hại này tấn công mạnh có thể khiến cây xơ xác, suy giảm giá trị, ảnh hưởng đến khả năng ra hoa của cây.

Sử dụng BS25 - Insect để chủ động phòng và xử lý sâu ăn lá, nhện đỏ, bọ trĩ trên mai vàng giai đoạn này. Sản phẩm chứa thành phần là nấm xanh, nấm trắng có khả năng ký sinh, gây độc giết chết hiệu quả nhiều loại sâu, côn trùng gây hại mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe người trồng mai.

Thuốc trị bọ trĩ và nhện đỏ cho mai vàng
Sản phẩm sinh học xử lý sâu, côn trùng trên hoa mai
  • Bệnh hại

Giai đoạn phát triển thân, cành, lá, cây mai thường bị tấn công bởi nấm bệnh gỉ sắt, cháy lá, thán thư,.... Nếu không có biện pháp khắc phục và kiểm soát đúng cách, bệnh có thể khiến cây suy yếu, xơ xác, ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng hoa.

Quản lý các tác nhân mầm bệnh trên hoa mai bằng cách sử dụng BS01 - Chaetomium. Sản phẩm chứa thành phần là các chủng nấm vi sinh đối kháng tiêu biểu như Chaetomium spp., Trichoderma spp.,... có khả năng tấn công giết chết nhiều loại nấm khuẩn gây hại cây trồng.

Thuốc trừ bệnh sinh học hoa mai
Sản phẩm xử lý nấm bệnh hoa mai

Bón phân cho cây hoa mai giai đoạn phát triển rễ, thân, cành, lá

Phân bón hóa học

  • Cây mới trồng

- Thời điểm: Sau khi trồng 10 - 15 ngày, khi cây bắt đầu ra rễ.

- Liều lượng: Tiến hành hòa loãng 50 - 100g NPK 20 - 20 - 15 với 15 - 20 lít nước sau đó tưới gốc cho cây. Hai lần bón liên tiếp cách nhau  khoảng 15 - 20 ngày.

  • Cây đã hình thành rễ và phát triển ổn định

- Tiến hành bón gốc 20 - 50g NPK 20 - 20 - 15 + TE hoặc 16 - 12 - 8 - 11 + TE/ gốc/ lần bón. Mỗi lần bón cách nhau khoảng 20 - 30 ngày/ lần.

Phân bón hữu cơ vi sinh

  • Bón gốc

Bên cạnh việc sử dụng phân vô cơ, nhà vườn và người trồng mai có thể bổ sung các dinh dưỡng dễ hấp thu cho cây bằng cách sử dụng BS21 - Humic vi sinh.

Sản phẩm chứa nguồn humic cao cấp cùng nhiều chủng vi sinh có lợi, giúp cải thiện chất lượng đất, hạn chế được một số loại tác nhân gây hại.

  • Bón lá

Phân bón lá có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây mai. Sử dụng BS24 - Amino để cung cấp các chất dinh dưỡng mà đất thiếu hụt cho cây.

Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, chứa amino thủy phân, giúp cây hấp thu dinh dưỡng trực tiếp, giúp cây ra rễ khỏe, lá bóng.

Dinh dưỡng cho cây hoa mai
Dinh dưỡng cho cây hoa mai

 

Tài liệu tham khảo

[1] Thái Văn Thiện, 2008. Kỹ thuật trồng mai vàng, NXB Nông Nghiệp, trang 51 - 57.

[2] Nguyễn Tiến Huyền và ctv. Giáo trình mô đun - Trồng và chăm sóc mai vàng - Mã số mô đun: MĐ 02, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trang 95 và 106.