Banner

Chăm sóc, bón phân hoa mai giai đoạn hoa tàn

Kích thước chữ

Sau khi hoa tàn, cây mai cần nhiều dinh dưỡng để phục hồi và tái thiết lại cành nhánh mới. Chăm sóc và bón phân cho cây mai đúng cách ở giai đoạn này, sẽ tạo tiền đề để cây phát triển thuận lợi ở năm tiếp theo.

Hướng dẫn cách chăm cây mai sau Tết

Tưới nước cây mai

  • Tưới nước cho cây mai 1 - 2 lần/ ngày vào sáng sớm hoặc chiều mát.
  • Số lần và liều lượng nước có thể tùy chỉnh tùy thuộc vào điều kiện thời tiết. Nên tưới thẳng vào gốc đồng thời tưới phun mưa lên khắp tán lá của cây.

Tỉa cây mai sau Tết

Tỉa cây mai sau khi hoa tàn
Tỉa cây mai sau khi hoa tàn
  • Sau khi hoa tàn, tiến hành dùng kéo cắt bỏ nụ, hoa, lá, cành tăm, cành nhỏ và những cành hướng vào cây mẹ. Tỉa sao cho tán cây được tròn đều thông thoáng.
  • Tỉa cây sau khi hoa tàn giúp cây tập trung dinh dưỡng cho việc hình thành và phát triển các chồi mới, hạn chế tình trạng suy cây [1].

Sâu bệnh hại cây mai

Sâu hại

  • Sau khi hoa tàn, cây mai sẽ tiếp tục quá trình phát triển thân, cành, lá. Chủ động phòng trừ sâu, côn trùng tấn công cây mai bằng cách sử dụng sản phẩm sinh học BS25 - Insect.
  • Thành phần sản phẩm bao gồm nấm xanh, nấm trắng, có khả năng tấn công, ký sinh, tiết chất độc giết chết các tác nhân phá hoại. BS25 - Insect không gây ra hiện tượng kháng thuốc trên sâu, côn trùng, hoàn toàn an toàn, không gây tổn hại đến sức khỏe con người và vật nuôi

Bệnh hại

  • Cháy lá, thán thư, rỉ sắt là những bệnh thường gặp trên hoa mai. Những tác nhân nấm khuẩn gây bệnh này tấn không khiến lá xơ xác, cây suy giảm giá trị thẩm mĩ và kinh tế.
  • Nhà vườn và người trồng mai có thể tham khảo sử dụng sản phẩm BS01 - Chaetomium chứa các chủng nấm đối kháng như Chaetomium spp, Trichoderma spp.,...để giải quyết cháy lá, thán thư, rỉ sắt và nhiều loại mầm bệnh khác trên cây mai.
Thuốc trị sâu bệnh mai vàng sau Tết
Bộ đôi xử lý sâu bệnh trên hoa mai

Bón phân cho cây mai

Phân bón hóa học [2]

  • Liều lượng bón cho 1 cây: 20g NPK 18 - 46 - 0 hòa với nước sau đó tưới gốc cho cây. Hai lần bón liên tiếp cách nhau khoảng 1 tháng.
  • Bón phân theo tán lá của cây, đặc biệt, nên bón phân vào vùng có nhiều rễ non phát triển.

Phân hữu cơ vi sinh

  • Bón gốc

- Bên cạnh phân vô cơ, từ tháng 2 - tháng 5, nhà vườn và người trồng mai có thể sử dụng bổ sung các loại phân hữu cơ hoai mục, phân cá, bánh dầu và sản phẩm hữu cơ sinh học BS21 - Humic để cung cấp nguồn dinh dưỡng dễ hấp thu cho cây.

- Đặc biệt, sản phẩm BS21 chứa hàm lượng Humic cao cấp cùng nhiều chủng vi sinh có lợi, giúp cải tạo chất lượng đất, tạo tiền đề để cây phát triển.

  • Bón lá

- Sau ra hoa, bộ rễ của cây đang trong tình trạng hoạt động yếu, dinh dưỡng khó hấp thu qua rễ, vì vậy bà con có thể sử dụng các loại sản phẩm bón lá như BS14 - Amino để hỗ trợ cây mau chóng phục hồi, tiếp tục phát triển khỏe mạnh và cho hoa ổn định ở năm tiếp theo.

Dinh dưỡng hữu cơ hoa mai
Dinh dưỡng hữu cơ hoa mai

 

Tài liệu tham khảo

[1] Thái Văn Thiện, 2008. Kỹ thuật trồng mai vàng, NXB Nông Nghiệp, trang 132 - 133.

[2] Nguyễn Tiến Huyền và ctv. Giáo trình mô đun - Trồng và chăm sóc mai vàng - Mã số mô đun: MĐ 02, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trang 106 - 109.