Banner
Banner

Bệnh lem lép hạt trên lúa

Kích thước chữ

Tên gọi thông thường: Bệnh lem lép hạt, thối hạt, lép vàng, thối hạt vi khuẩn

Tên khoa học: Burkholderia glumae (Pseudomonas glumae)

Các loại cây trồng thường bị bệnh: Cây lúa

- Do vi khuẩn Burkholderia glumae (Pseudomonas glumae) và nhiều loại nấm gây ra bao gồm: Fusarium sp., Helminthosporium oryzae, Curvularia lunata, Diplodina sp., Trichoconis padwickii, Trichothecium sp., Nigrospora oryzae, Cercospora oryzae, Tilletia barclayana, Pyricularia oryzae và Alternaria sp.,...

- Nầm bệnh tồn tại trong không khí, đất, nước, cỏ dại và tàn dư thực vật ở vụ mùa trước.

- Ẩm độ cao, trời nhiều mây, mưa kéo dài, bón thừa phân đạm trong giai đoạn đòng trổ là những điều kiện thuận lợi cho bệnh lem lép hạt bộc phát và gây hại.

Banner
Banner

- Bệnh gây hại trên hạt lúa, thường xuất hiện ở giai đoạn lúa trổ. Tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh mà hạt lúa trên một cánh đồng sẽ có những biểu hiện khác nhau:

- Lem lép hạt do nấm: Vết bệnh trên vỏ hạt lúa ban đầu là những đốm nhỏ màu nâu sáng, sau đó lan rộng ra, có màu nâu xám đen, vỏ trấu lem luốc, hạt ít gạo hoặc có thể bị lép khi nấm tấn công mạnh.

- Lem lép hạt do vi khuẩn: Vỏ trấu chuyển dần sang màu nâu, bắt đầu từ đỉnh hạt. Hạt bị lép hoàn toàn hoặc thối một nửa. Tách vỏ trấu ra khỏi hạt thấy trên hạt có những băng màu nâu.

Banner
Banner
Banner

- Nấm, khuẩn gây bệnh gây hại khiến cho vỏ lúa biến màu, mẫu mã hạt xấu, phẩm chất hạt gạo kém, giá thành thấp, gây khó khăn trong việc tiêu thụ và xuất khẩu.

- Bệnh tấn công làm hạt lúa lép lửng, không có hoặc có ít gạo, hoặc hạt gạo bị thối gây sụt giảm sản lượng nghiêm trọng.

- Bệnh lem lép hạt lúa xuất hiện phổ biến và gây hại nghiêm trọng. Đồng ruộng bị nhiễm bệnh lem lép hạt cho năng suất thấp. Bệnh gây hại mạnh có thể làm sụt giảm năng suất lên đến 75% và gây thua lỗ cho bà con nông dân.

  • Xử lý bằng biện pháp hóa học

- Sử dụng các loại thuốc BVTV hóa học có chứa các hoạt chất như: Difenoconazole, Kasugamycin.

Cảnh báo! Sử dụng thuốc BVTV hóa học gây nguy hiểm trực tiếp đối với sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ con và phụ nữ cho con bú. Ngoài ra, thuốc hóa học còn làm hủy hoại hệ vi sinh vật có lợi trong đất, làm cho cây bị giảm năng suất vào các vụ sau.

  • Xử lý bằng biện pháp sinh học an toàn

- Biện pháp phòng ngừa và xử lý bệnh lem lép hạt đem lại hiệu quả cao, an toàn, không tồn dư hóa chất là sử dụng Chế phẩm xử lý đạo ôn, lem lép hạt lúa BS04 - Trizon của Bác Sĩ Cây Xanh. Sản phẩm có thành phần hoàn toàn từ vi sinh, nổi trội là nấm Chaetomium cupreum, có khả năng ký sinh, cạnh tranh dinh dưỡng với các tác nhân gây bệnh lem lép hạt, khiến chúng không đủ thức ăn, môi trường để duy trì mật số gây hại và chết dần.

- Bên cạnh đó, nấm Chaetomium cupreum còn  tiết ra các chất kháng góp phần kích thích cây lúa hình thành tính kháng, chủ động phòng vệ trước sự tấn công của nhiều mầm bệnh khác trong môi trường như: khô vằn, thối thân, bạc lá, đạo ôn,....

- BS04 - Trizon có thành phần 100% là vi sinh, chỉ tác động lên nấm khuẩn gây bệnh, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, động vật, không làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Sản phẩm góp phần hướng người nông dân đến gần hơn với việc canh tác bền vững, tạo ra những hạt gạo an toàn, chất lượng.

  • Hướng dẫn sử dụng BS04 - Trizon

- Cây bị bệnh: Pha với liều lượng 200g/ 200 lít nước.

Phun khi bệnh vừa mới chớm xuất hiện, phun hết các bộ phận của cây lúa, phun kỹ cả hai mặt lá từ 3 đến 4 lần, mỗi lần cách nhau 5 đến 7 ngày.

- Phòng bệnh: Pha với liều lượng 200g/ 400 lít nước.

Phun hết các bộ phận của cây lúa, phun kỹ cả hai mặt lá để phòng ngừa khi bệnh chưa xuất hiện. Phun từ 3 - 4 lần/ vụ.

Lưu ý: Ngoài nấm, bệnh lem lép hạt lúa còn do nguyên nhân vi khuẩn gây ra, để tăng tính hiệu quả trong việc phòng trừ bệnh, bà con nên sử dụng kết hợp BS04 - Trizon với BS06 - Nano đồng.

Sản phẩm sinh học Hiệu quả cao - An toàn không độc hại