Banner
Banner

Rầy nâu hại lúa

Kích thước chữ

Tên gọi thông thường: Rầy nâu, rầy cám.

Tên khoa học: Nilaparvata lugens 

Các loại cây trồng thường bị hại: Lúa, cỏ gấu, cỏ lồng vực

Banner
Banner
Banner

- Rầy nâu trưởng thành: Cơ thể màu nâu vàng, đỉnh đầu nhô ra phía trước, cánh trong suốt, giữa cạnh sau của mỗi cánh trước có một đốm đen. Rầy trưởng thành sống trung bình từ 10-20 ngày, có 2 dạng: 

  • Cánh dài: dùng để bay đi tìm thức ăn
  • Cánh ngắn: bám trên lúa gây hại và có khả năng đẻ trứng cao

- Ấu trùng: Khi mới nở có màu trắng sữa, sau đó chuyển dần sang màu nâu nhạt. hình dạng ấu trùng rầy nâu tuổi lớn tương tự thành trùng. Ấu trùng phát triển từ 14 - 20 ngày.

- Trứng: Hình hạt gạo, mới đẻ có màu trắng trong, khi sắp nở màu vàng. Thời gian ủ trứng từ 5 - 14 ngày.

Banner
Banner
Banner
Banner

- Rầy nâu hại lúa sống dưới gốc và có tập quán bò quanh thân cây lúa, tấn công lá, bẹ lá, cuống đòng non và thân non.

- Vạch bẹ lá và quan sát phần thân cách mặt nước từ 10 - 15cm thấy trứng rầy được đẻ thành từng hàng.

- Cây lúa bị rầy tấn công có lá vàng úa, rụi dần, khô héo và cháy, phần thân lúa gần gốc xuất hiện những sọc màu nâu đậm chạy dọc theo thân.

Banner
Banner
Banner

- Rầy chích hút, tiết nước bọt, cản trở quá trình trao đổi chất của cây lúa, làm cây lúa khô héo, gây nên hiện tượng cháy rầy.

- Vết chích hút và đẻ trứng của rầy là điều kiện để vi khuẩn, nấm hại xâm nhập và gây ra các bệnh nguy hiểm cho cây lúa.

- Chất thải do rầy nâu tiết ra thu hút nấm đen tới bao phủ gốc lúa, cản trở quá trình quang hợp, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

- Ngoài ra, rầy nâu hại lúa còn là môi giới gây ra bệnh lùn xoắn lá cho cây lúa, có thể gây thiệt hại năng suất lên đến 70%.

  • Biện pháp xử lý hóa học

- Sử dụng thuốc BVTV hóa học có hoạt chất Fenobucarb, Fipronil, Imidacloprid,...

Cảnh báo! Các thuốc hóa học trừ rầy nâu vô cùng độc hại, có thể ảnh hưởng trực tiếp lẫn gián tiếp đến các cơ quan thần kinh, thị lực, sinh sản,... của con người. Bên cạnh đó, thuốc hóa học còn gây phá vỡ hệ sinh thái, giết chết các vi sinh vật có lợi trong đất và các thiên địch trên đồng ruộng, khiến cho áp lực dịch hại ngày càng gia tăng.

  • Biện pháp xử lý sinh học

- Rầy nâu hại lúa là đối tượng dịch hại nguy hiểm trên cây lúa. Phòng trừ rầy nâu hiệu quả, hạn chế khả năng kháng thuốc của rầy bằng cách sử dụng các sản phẩm chứa nấm xanh, nấm trắng như Thuốc trị nhện đỏ, rầy mềm BS25 - Insect. Sau khi được phun lên ruộng, nấm xanh, nấm trắng (Metarhizium spp. Beauveria spp.) trong thành phần BS25 - Insect sẽ tiến hành tấn công, khóa các khớp, hạn chế sự di chuyển của rầy nâu hại lúa sau đó xâm nhập vào bên trong, tiết chất độc, làm tê liệt toàn bộ cơ thể rầy, khiến cho rầy ngộ độc và chết chỉ sau 3 - 4 ngày. Đặc biệt, bên cạnh rầy nâu hại lúa, sản phẩm còn góp phần tiêu diệt nhiều tác nhân gây hại trên lúa khác như: muỗi hành, sâu đục thân, sâu phao, bọ trĩ, bọ xít,...

- BS25 - Insect được xem là giải pháp toàn diện trong quá trình canh tác lúa. Sản phẩm ứng dụng công nghệ tiên tiến, với thành phần hoàn toàn từ vi sinh, đem lại hiệu quả phòng trừ rầy nâu cao, giải quyết được vấn nạn kháng thuốc và ô nhiễm môi trường mà nền nông nghiệp nước ta đang mắc phải.

  • Hướng dẫn sử dụng BS25 - Insect

- Xử lý rầy nâu hại lúa: Pha 200g BS25 - Insect với 200 lít nước. 

Phun ướt đẫm thân, cành, lá, phun kỹ vào gốc lúa từ 2 - 3 lần mỗi lần cách nhau 5 - 7 ngày khi phát hiện có rầy nâu trưởng thành xuất hiện trên vườn.

- Phòng ngừa rầy nâu hại lúa: Pha 200g BS25 - Insect với 400 lít nước.

Phun ướt đẫm thân, cành, lá, phun kỹ vào gốc lúa định kỳ 3 - 4 lần/ vụ.

Lưu ý: Nên phun kỹ phần gốc lúa đồng thời phun phối hợp BS25 - Insect với BS06 - Nano Đồng để tăng hiệu quả phòng trừ rầy nâu, khiến rầy chết nhanh và không thể gây hại.

Sản phẩm sinh học Hiệu quả cao - An toàn không độc hại

Bình luận

Hãy đăng nhập để bình luận