Tên thường gọi: Sâu đục thân bướm 2 chấm, bướm 2 chấm, sâu đục thân, sâu đục thân màu vàng
Tên khoa học: Scirpophaga incertulas
Các loại cây trồng thường bị hại: Lúa, ngô, khoai tây, các loại cây thân thảo nói chung.
Kích thước chữ
Tên thường gọi: Sâu đục thân bướm 2 chấm, bướm 2 chấm, sâu đục thân, sâu đục thân màu vàng
Tên khoa học: Scirpophaga incertulas
Các loại cây trồng thường bị hại: Lúa, ngô, khoai tây, các loại cây thân thảo nói chung.
- Bướm cái: Thân và cánh có màu vàng nhạt, giữa cánh có một chấm đen to, cuối bụng có chùm lông màu vàng nhạt phủ lên ổ trứng. Thời gian sống từ 5 - 7 ngày.
- Bướm đực: Đầu ngực và cánh trước màu nâu nhạt. Cánh trước hình tam giác, giữa có một chấm đen, ngoài cánh có 8 - 9 chấm nhỏ. Thời gian sống từ 4 - 5 ngày.
- Trứng: Màu trắng, nhỏ. Giai đoạn trứng kéo dài 5 - 8 ngày.
- Sâu non: Đầu màu nâu nhạt, cơ thể màu trắng sữa, phát triển từ 25 - 35 ngày.
- Nhộng: Màu nâu nhạt. Giai đoạn nhộng kéo dài từ 7 - 10 ngày.
- Sâu cắn đứt thân mạ 1 đoạn ngắn hoặc cắt đứt một đoạn lá sau đó cuốn lại thành ống và sống trong đó, khi di chuyển, sâu luôn mang theo mình đoạn ống đó.
- Giai đoạn mạ đến đẻ nhánh: Sâu ăn mặt trong của bẹ lá sau đó đục và chui vào bên trong thân lúa.. Miệng vết đục trên thân có lớp tơ bịt kín. Ngọn lúa bị héo khô, chết đọt
- Giai đoạn chuẩn bị trổ: Sâu đục lá bao đòng, chui vào giữa thân sau đó bò dần xuống phía dưới, cắt đứt mạch dẫn chất dinh dưỡng nuôi bông. Bông lúa lép trắng.
- Sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa có thể gây hại cho lúa ở bất cứ thời điểm nào từ giai đoạn mạ đến trưởng thành.
- Sâu phá hại trong giai đoạn sinh trưởng có thể khiến cây lúa khô ngọn hoặc thậm chí chết cây.
- Giai đoạn trổ bông, sâu cắt đứt các mạch dẫn dinh dưỡng nuôi bông, khiến bông lúa lép trắng.
- Vết thương cơ giới do sâu cắn phá là điều kiện thuận lợi để nấm khuẩn gây bệnh xâm nhập và gây ra nhiều bệnh trên cây lúa.
- Sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa có khả năng phá hại rất cao vì mỗi con sống trong một thân cây. Sâu tấn công mạnh vào giai đoạn trổ bông có thể gây tổn thất tổn thất nặng nề đến lợi nhuận và hiệu quả kinh tế của cả mùa vụ.
Biện pháp xử lý hóa học
- Sử dụng thuốc hóa học chứa các hoạt chất: Chlorantraniliprole, Chlorpyrifos, Thiamethoxam,...
Cảnh báo! Thuốc trừ sâu hóa học và các sản phẩm phân hủy của chúng sẽ thải vào môi trường (đất, sông ngòi, không khí), lâu ngày các chất độc này sẽ tích tụ đe dọa đến sức khỏe của con người và môi trường. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc hóa học bừa bãi, lạm dụng có thể gây hiện tượng kháng thuốc đối với sâu, tạo áp lực dịch hại lớn, khiến quá trình canh tác ngày càng kém hiệu quả.
Biện pháp xử lý sinh học
- Biện pháp phòng trừ sâu đục thân đem lại hiệu quả cao, bền vững là sử dụng Thuốc trừ sâu sinh học BS24 - Deep. Sản phẩm chứa vi khuẩn Bt (Bacillus thuringiensis), nấm xanh, nấm trắng, là những tác nhân nổi trội, được các nhà khoa học chứng minh có khả năng gây bệnh mạnh mẽ trên nhiều loại sâu - côn trùng gây hại.
- Bào tử nấm xanh, nấm trắng sau khi được phun lên đồng ruộng sẽ len lỏi vào các bộ phận của cây lúa, bám vào sâu đục thân, sau đó nảy mầm, hình thành các sợi nấm đâm xuyên qua cơ thể sâu, tiết chất độc, làm sâu suy yếu miễn dịch; sâu bệnh và chết do chất độc mà nấm tiết ra. Ngoài ra vi khuẩn Bt trong thành phần sản phẩm còn đem lại khả năng phòng trừ nhiều tác nhân gây hại khác trên vườn như: Sâu cuốn lá lớn, sâu cuốn lá nhỏ, sâu phao,....
- BS24 - Deep là giải pháp tối ưu trong việc phòng trừ và kiểm soát sâu đục thân phá hại. Sản phẩm giúp hạn chế hiện tượng lờn thuốc trên nhiều loại sâu côn trùng, góp phần làm giảm áp lực dịch hại, ngăn chặn tình trạng bùng phát dịch, đem lại hiệu quả cao trong canh tác lúa, hỗ trợ bà con trong việc tạo nên những vụ mùa bội thu.
Hướng dẫn sử dụng BS24 - Deep
- Xử lý sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa: Pha với liều lượng 250ml BS24 - Deep/ 400 lít nước.
Giai đoạn lúa trổ bông, nếu thấy bướm rộ trên đồng thì 5 - 8 ngày sau sẽ có sâu mới nở tuổi 1, đây là thời điểm tốt nhất để phun thuốc vì sâu còn non, dễ chết khi tiếp xúc với thuốc.
Bà con tiến hành phun ướt đẫm thân, cành, lá từ 2 - 3 lần mỗi lần cách nhau 5 - 7 ngày.
- Phòng ngừa sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa: Pha với liều lượng 250ml BS24 - Deep/ 200 lít nước.
Phun ướt đẫm thân, cành, lá, phun kỹ tán lá nơi sâu ở. Phun định kỳ 3 - 4 lần/ vụ.
Lưu ý: Sản phẩm ứng dụng công nghệ bào tử, không bị giảm tác dụng khi pha chung với các loại thuốc BVTV khác khi sử dụng.
Sản phẩm sinh học Hiệu quả cao - An toàn không độc hại
Bình luận
Hãy đăng nhập để bình luận