Banner
Banner

Rệp sáp hại mãng cầu na

Kích thước chữ

Tên gọi thông thường: Rệp sáp, rệp bông, rầy bông, rệp phấn trắng, rệp sáp giả, rệp sáp phấn

Tên khoa học: Planococcus lilacinus

Các loại cây trồng thường bị hại: Đu đủ, mãng cầu na, mãng cầu xiêm, ổi,...

Banner
Banner

- Rệp sáp hại mãng cầu na có hình bầu dục, không có cánh, cơ thể phủ một lớp phấn màu trắng cùng các sợi tua. Chúng có chiều dài 2,5 - 4mm, rộng 0,7 - 3mm, con đực thường có kích thước nhỏ hơn con cái.

- Rệp sáp hại mãng cầu na thường sống cộng sinh với kiến, những nơi có rệp sáp gây hại thì sẽ luôn có kiến ở đó. Rệp hút chất dinh dưỡng và tiết ra mật dịch cho kiến ăn. Khi quả không còn dinh dưỡng, kiến sẽ tha rệp đến nơi khác có nhiều dinh dưỡng hơn.

Banner
Banner
Banner

- Rệp gây hại quanh năm, gây hại nặng nhất vào mùa nắng nóng, thời tiết hanh khô. Rệp tấn công trên cả hoa, lá và quả của cây.

- Rệp xuất hiện đầu tiên ở mặt dưới của lá non, sau đó sinh sôi và tiếp tục tấn công sang các lá già, hoa và quả. Lá bị rệp tấn công sẽ xoắn lại, nhăn nheo; hoa biến dạng, khô và rụng. Rệp còn bám đầy ở kẽ vỏ trái và cuống trái khiến trái bị đen. 

- Các bộ phận của cây khi bị rệp tấn công mạnh sẽ xuất hiện một lớp bột màu đen (nấm bồ hóng).

Banner
Banner

- Rệp hại mãng cầu na tấn công làm chồi biến dạng, lá nhăn nheo; hoa rụng, không thể thụ phấn; cây cằn cỗi, phát triển kém.

- Rệp chích hút sẽ khiến quả non khô, chai, tóp lại, sau đó rụng; quả già nhạt màu, khi ăn có mùi hôi, phẩm chất kém.

- Chất thải của rầy rệp thu hút nấm bồ hóng phát triển, làm giảm khả năng quang hợp của cây, đồng thời tạo điều kiện cho nấm khuẩn sinh sôi và gây bệnh.

- Mãng cầu na thường bị rệp sáp gây hại nghiêm trọng. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời và đúng lúc sẽ gây thiệt hại nặng nề đến năng suất và sản lượng trái của cây.

  • Biện pháp xử lý hóa học

- Sử dụng các loại thuốc trừ sâu hóa học như: Cypermethrin, Chlorpyrifos Ethyl, Dimethoate,...

Cảnh báo! Thuốc trừ sâu hóa học có nguồn gốc vô cùng độc hại. Khi tiếp xúc trực tiếp với da, mắt và các bộ phận của cơ thể người có thể gây ra các biểu hiện như bỏng da, kích ứng mắt, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu,...Sau một thời gian dài, còn khiến người sử dụng bị các loại bệnh khó chữa như ung thư, mất trí nhớ hoặc vô sinh. 

  • Biện pháp xử lý sinh học

- Rệp sáp thường gây hại nặng nề trên cây na, để xử lý rệp sáp, bà con nông dân cần sử dụng Thuốc diệt nhện đỏ, côn trùng BS25 - Insect của Bác Sĩ Cây Xanh. Sản phẩm có thành phần chính là Metarhizium spp., Beauveria spp. (nấm xanh, nấm trắng), với hai cơ chế nổi trội là ký sinh và xua đuổi côn trùng.

- Cụ thể, các sợi nấm xanh, nấm trắng có nhiệm vụ xâm nhập trực tiếp vào bên trong cơ thể rệp sáp khiến chúng bị nhiễm độc và chết sau 2-4 ngày. Ngoài ra, nấm xanh và nấm trắng có khả năng sinh trưởng và phát triển rất mạnh giúp xua đuổi những loại côn trùng gây hại khác trên cây na như bọ xít muỗi, ruồi đục quả, sâu đục quả,...

- BS25 - Insect được xem là giải pháp sinh học bền vững, giúp giảm thiểu đáng kể tình trạng sâu bệnh trên cây na, làm giảm áp lực dịch hại cho bà con. Từ đó, tiết kiệm chi phí phòng trừ sâu - bệnh hại, tăng năng suất cây trồng, nông dân thu được nhiều lợi nhuận hơn.

  • Hướng dẫn sử dụng BS25 - Insect

- Xử lý rệp sáp hại mãng cầu na: Pha 200g sản phẩm BS25 - Insect với 200 lít nước. 

Phun ướt đẫm thân, cành, lá, phun kỹ ở mặt sau của lá và vùng đất dưới gốc cây, từ 2 - 3 lần mỗi lần cách nhau 5 - 7 ngày khi phát hiện có rệp sáp xuất hiện trên vườn.

- Phun phòng rệp sáp hại mãng cầu na: Pha 200g sản phẩm BS25 - Insect với 400 lít nước.

Phun ướt đẫm thân, cành, lá, phun kỹ ở mặt sau của lá và vùng đất dưới gốc cây định kỳ 3 - 4 lần/ vụ.

Lưu ý: Nên phun kỹ bề mặt sau của lá và phun thật kỹ vùng đất dưới gốc cây, đồng thời kết hợp BS25 - Insect với BS06 - Nano Đồng để tăng hiệu quả tiêu diệt rầy mềm.

Sản phẩm sinh học Hiệu quả cao - An toàn không độc hại

Bình luận

Hãy đăng nhập để bình luận