Banner

Kỹ thuật chọn giống cây mít

Kích thước chữ

Hiện nay, có rất nhiều giống mít mới được được du nhập và trồng ở Việt Nam. Bà con có thể chọn lựa giống mít phù hợp với điều kiện môi trường địa phương hoặc thị hiếu của người tiêu dùng và mục đích kinh doanh để tiến hành gieo trồng.

Các giống mít có trên thị trường hiện nay

Sau đây là một số giống mít phổ biến ở nước ta hiện nay:

Mít ta

Giống mít ta
Giống mít ta
  • Đây là giống mít dễ trồng và ít tốn công chăm sóc. Quả cho thu hoạch theo mùa, trọng lượng trung bình mỗi quả dao động từ 4 - 8kg. 

  • Vỏ mít ta xù xì, có nhiều gai nhỏ, múi mít có màu vàng ươm, hơi dai và rất ngọt [1].

Mít Thái

Giống mít Thái
Giống mít Thái
  • Mít Thái có thời gian sinh trưởng ngắn, cho thu hoạch nhanh và có năng suất cao, đặc biệt phù hợp ở vùng đất đồi.

  • Mít Thái cho thu hoạch từ 1 -1,5 năm sau trồng, trọng lượng trung bình mỗi quả dao động từ 6 - 15kg.

  • Cây có khả năng ra quả quanh năm, múi mít màu vàng đậm, giòn ngọt và rất thơm [1],[2].

Mít nghệ

Giống mít nghệ
Giống mít nghệ
  • Giống mít nghệ thường được nhân giống bằng phương pháp ghép mắt, rất dễ tính và ít tốn công chăm sóc.

  • Cây có thể ra hoa kết trái quanh năm, múi mít có màu vàng như nghệ, hương thơm nhẹ nhàng và không quá ngọt, trọng lượng trung bình mỗi trái từ 8 - 15kg [3],[4].

Kỹ thuật chọn gốc ghép mít

Chọn gốc ghép mít
Chọn gốc ghép cho cây mít

Để cây ghép có sức sinh trưởng tốt và cho năng suất cao, bà con cần lưu ý đến một số đặc điểm sau đây:

  • Gốc ghép phải trên 1 năm tuổi, khỏe mạnh và không mắc sâu bệnh.
  • Gốc ghép phải có sức sinh trưởng tương đương với cành ghép.
  • Có bộ rễ sinh trưởng khỏe mạnh, phân nhánh tốt, nhiều rễ tơ.
  • Có khả năng tiếp hợp tốt với giống ghép.
  • Thích ứng tốt với điều kiện khí hậu của địa phương [5],[6].

Kỹ thuật chọn cành ghép cây mít

  • Cành ghép phải đảm bảo được đặc tính của cây mẹ.
  • Cành ghép khỏe mạnh, không mắc sâu bệnh hại.
  • Tuổi cành ghép phù hợp với từng thời vụ mùa ghép [2],[6].

Kỹ thuật chọn mắt ghép cây mít

Chọn mắt ghép mít
Cách chọn mắt ghép cho cây mít
  • Mắt ghép phải được chọn từ những cành bánh tẻ, có đường kính gốc cành từ 6 - 10mm.
  • Chọn những cành có từ 6 - 8 mầm ngủ, nằm ngoài bìa tán, không có sâu bệnh hại và những cành ở cấp cao.
  • Mắt ghép phải đảm bảo được đặc tính của cây mẹ.

Kỹ thuật chọn cành chiết cây mít

  • Cành chiết được sử dụng để chiết cây phải tương đối già (từ 2 - 3 năm tuổi).
  • Cành chiết khỏe mạnh, không mắc sâu bệnh hại.
  • Phải được tuyển chọn trên cây mẹ có năng suất cao, có sức sinh trưởng tốt.

 

Tài liệu tham khảo

[1] Web Caycothu.vn, "Mua cây mít ta trưởng thành tại Hà Nội".

[2] Trung tâm dịch vụ nông nghiệp Long An (2016), "Kỹ thuật trồng mít".

[3] Tài liệu mạng: Nhà vườn Khánh Võ, "Cây giống mít nghệ".

[4] Trung tâm cây giống nông nghiệp Việt, "Giống mít tứ quý ".

[5] Cẩm Nang Cây Trồng, "Kỹ thuật canh tác cây mít ".

[6] Hoàng Ngọc Thuận, 2000, Nhân giống vô tính cây ăn quả, Nhà xuất bản Hà Nội, trang 81 - 84.

[7] Thùy Dương (2019), " Cách ươm hạt mít [2021] cho ra cây mít sai trĩu quả ", web sachico101.