Kỹ thuật chăm sóc cây nho giai đoạn kiến thiết

Kích thước chữ

Giai đoạn kiến thiết, cây nho sẽ tập trung dinh dưỡng để phán triển thân, cành và bộ tán. Bà con cần có chế độ dinh dưỡng và chăm sóc tỉ mĩ để cây có thể phát triển tốt nhất, tạo tiền đề cho quá trình ra hoa tạo quả ở giai đoạn thu hoạch. 

Hướng dẫn chăm sóc cây nho giai đoạn kiến thiết

Tưới nước cây nho giai đoạn kiến thiết [1] 

- Tiến hành tưới nước cho cây sau khi cắt cành lần đầu tiên từ 2 – 3 ngày (khi vết cắt đã khô). 

- Tưới định kỳ 7 – 10 ngày/ lần. 

Lưu ý: Khi trời nắng, bà con tiến hành tưới nước theo rãnh cho cây từ 5 – 7 ngày 1 lần. Tưới sao cho nước đảm bảo đủ thấm tới độ sâu 50 – 60cm và không để nước đọng trên hầm quá lâu. 

Dọn cỏ vườn nho

- Tiến hành làm cỏ và xới xáo định kỳ mỗi tháng 1 lần sau khi trồng cây được 1 – 2 tháng. 

- Làm sạch cỏ xung quanh gốc nho từ gốc ra 20 – 30cm. 

- Xới xáo lần đầu tiên cách gốc 20cm, các lần sau xới xa gốc dần theo tán lá. 

Các bước làm giàn [2] 

  • Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ 

- Cột làm gian cao khoảng 2 – 2,2m, được làm bằng bê tông hoặc gỗ. 

- Cây choái dài 2 – 2,4m và thẳng. 

- Dây kẽm có đường kính 1mm và 1,5 – 2mm 

  • Bước 2: Làm giàn 

- Dựng cột làm giàn: Đào lỗ sâu từ 50 – 60cm để chôn cột. 

- Căng dây: Dùng dây kẽm có đường kính 1,5 – 2mm căng từ trụ này đến trụ kia để tạo thành các ô vuông. Sau đó dùng dây kẽm 1mm, đan lưới trên các ô vuông trên giàn sao cho khoảng cách giữa các dây là 25 – 30cm. 

  • Bước 3: Cắm choái, cột dây 

- Sau khi trồng cây nho cao 50 – 60cm, cần cắm choái cách gốc 20cm để nho leo lên giàn. 

- Khi cây nho bắt đầu có tua cuốn, bà con phải cột vào cọc để không làm hỏng ngọn cây. 

- Buộc dây vào cây choái cho chắc chắn đồng thời tỉa bỏ chồi phụ ở các bộ phận: nách lá, tua cuốn nhằm giúp cây tập trung dinh dưỡng để mau lớn. 

Cắm choái, cột dây cho cây nho
Cắm choái, cột dây cho cây nho

Bấm ngọn cây nho

  •  Có 2 cách bấm ngọn cho cây nho  

- Cách 1: Bấm ngọn thân chính (sát mặt giàn) khi ngọn nho vượt khỏi mặt giàn từ 0,7 – 1m để tạo cành từ mầm ngủ [1]. 

- Cách 2: Bấm ngọn khi cây nho vượt khỏi mặt giàn từ 20 – 30cm để tạo cành từ chồi nách [1]. 

Lưu ý: Cành phát triển từ mầm ngủ (cách 1) thường mập và khỏe hơn chồi nách (cách 2) 

  • Sau khi bấm ngọn, bà con nên giữ lại trên cây từ 2 – 4 cành cấp 1 (tùy thuộc vào giống và điều kiện chăm sóc) và phân bố đều các cành về các hướng khác nhau sau đó buộc các cành này vào giàn. 
Bấm ngọn cây nho
Bấm ngọn cây nho

Tạo tán cây nho giai đoạn kiến thiết

  • Tạo tán theo hệ thống giàn lưới qua đầu 
Giàn cây nho giai đoạn kiến thiết
Giàn cây nho giai đoạn kiến thiết

Cách 1:  

  • Cành cấp 1: để phát triển ra đến mép bên ngoài của giàn giống như khung xương cá rồi tiến hành bấm ngọn. 
  • Cành cấp 2 (mọc ra từ cành cấp 1): cắt tỉa sao các cành cấp 2 cách nhau 35 – 40cm và cách đều về 2 phía. 
  • -Cành cấp 3 (mọc ra từ cành cấp 2) sẽ là cành lấy quả. 

Cách 2: 

  • Ngắt ngọn khi cành cấp 1 được 50 – 60cm, sau đó để từ 2 – 3 cành cấp 2, tiếp tục như vậy đến cành cấp 3 thì có thể lấy quả vụ đầu tiên. 
  • Tạo tán theo hệ thống hình chữ T 
Giàn nho có tán chữ T
Giàn nho có tán chữ T

Chỉ để 2 cành cấp 1 mọc ngược chiều nhau

  • Cành cấp 1: Khi 2 cành cấp 1 dài khoảng 0,75m (giữa 2 hàng nho), bà con tiến hành bấm ngọn để cây ra cành xương cá (cấp 2) (các cành xương cá sẽ mọc ngược chiều nhau). 
  • Cành cấp 2: Khi cành xương cá (cành cấp 2) dài 1,25m, bà con tiếp tục tiến hành bấm ngọn, chỉ giữ lại 10 – 20 cành xương cá (tùy thuộc vào điều kiện dinh dưỡng) và bấm bỏ các chồi nách. 
  • Cành cấp 3: Khi cây được 10 tháng tuổi, bà con tiến hành cắt cành cho cho quả. 

Bón phân cho cây nho giai đoạn kiến thiết

Phân bón hóa học [1] 

- Tiến hành bón phân từ 1 – 2 tháng 1 lần.  

- Bón xung quanh gốc, sau khi bón xong, bà con tiến hành cho nước vào ngay. 

- Bà con có thể tham khảo liều lượng theo bảng dưới đây 

Loại phân 

Tháng thứ 1 

Tháng thứ 2 

Tháng thứ 3 

Tháng thứ 4 

Tháng thứ 5 

Tháng thứ 6 

Tháng thứ 7 

NPK  

20 – 20 -15 

50kg 

70kg 

80kg 

100kg 

120kg 

140kg 

140kg 

Phân bón hữu cơ  

Bón gốc 

- Thời điểm và cách bón phân hữu cơ cho cây nho tương tự như phân hóa học. Liều lượng và thời điểm bón bà con có thể tham khảo ở bảng bên dưới. 

Loại phân 

Tháng thứ 1 

Tháng thứ 2 

Tháng thứ 3 

Tháng thứ 4 

Tháng thứ 5 

Tháng thứ 6 

Tháng thứ 7 

Hữu cơ sinh học 

400kg 

400kg 

500kg 

500kg 

700kg 

700kg 

800kg 

- Bà con có thể tham khảo, sử dụng sản phẩm BS21 – Humic của BSCX để bổ sung các vi sinh có lợi cho đất, kích thích cây phát triển bộ rễ, thân cành khỏe mạnh, tạo tiền đề cho thời kỳ kinh doanh. 

Humic bón gốc cây nho
Humic bón gốc cây nho

Bón lá 

- Giai đoạn kiến thiết, bà con nên sử dụng bổ sung các sản phẩm bón lá vi sinh như BS14 – Amino chứa nguồn amino cao cấp cùng các khoáng trung vi lượng để kích thích bộ lá phát triển, tăng cường khả năng quang hợp, trao đổi chất hữu cơ. 

Dinh dưỡng bón lá cây nho
Dinh dưỡng bón lá cây nho

Phòng trừ sâu bệnh cây nho giai đoạn kiến thiết

Trừ sâu 

Giai đoạn kiến thiết, bà con cần phải thường xuyên theo dõi vườn để kịp thời phát hiện mọt ăn lá, bọ trĩ, sâu xanh,.., tránh để các loại tác nhân phá hại này ảnh hưởng đến sức sống của cây. 

Sử dụng sản phẩm BS25 – insect sinh học chứa nấm xanh, nấm trắng để kiểm soát sâu, bọ gây hại cây nho giai đoạn này. Sản phẩm có thành phần hoàn toàn từ vi sinh, đem lại hiệu quả tối ưu, an toàn, phù hợp với tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp hữu cơ. 

Sản phẩm trừ sâu bệnh sinh học cây nho
Sản phẩm trừ sâu bệnh sinh học cây nho

Trừ bệnh 

Sương mai, phấn trắng là những bệnh thường gặp trên cây nho, bệnh tấn công cây vào giai đoạn kiến thiết sẽ ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sức sống và năng suất của cây sau này. 

Bà con có thể tham khảo các dòng sản phẩm sinh học chứa nấm Chaetomium, Trichoderma,.. Như BS01 – Chaetomium của BSCX để kiểm soát nấm hại trên vườn. Sản phẩm có thành phần là những chủng nấm đối kháng ở dạng bào tử, có thể phối trộn với nhiều loại thuốc BVTV hóa học khác mà không làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng. 

 

Sản phẩm trừ bệnh sinh học cho cây nho
Sản phẩm trừ bệnh sinh học cho cây nho

 

Tài liệu tham khảo 

[1] Nguyễn Thị Kim Thu và ctv. Giáo trình mô đun Chăm sóc nho - MĐ02 - Nghề trồng nho. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.