Kỹ thuật chăm sóc cây nho giai đoạn kinh doanh

Kích thước chữ

Đối với giai đoạn kinh doanh, ngoài việc bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh thì việc cắt tỉa cành cũng vô cùng quan trọng. Tưới đủ nước, cắt tỉa đúng thời điểm, bón phân hợp lý và kiểm soát tốt sâu bệnh sẽ giúp cây trồng đạt được năng suất tối ưu cũng như kéo dài được thời gian thu hoạch. 

Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây nho giai đoạn kinh doanh

Tưới nước cây nho giai đoạn kinh doanh

  • Tưới định kỳ cho cây 7 – 10 ngày/ lần. 
  • Trong trường hợp trời nắng nóng, bà con có thể tưới nước từ 5 – 7 ngày/ lần đồng thời kết hợp với việc tủ gốc giữ ẩm cho cây. 
  • Ngắt nước hoặc giảm lượng nước tưới trong thời gian từ 5 – 7 ngày khi cây nho nở hoa để cây đậu quả tốt hơn. 
  • Giai đoạn cây đậu quả, bà con nên rút ngắn chu kỳ tưới, hoặc tăng lượng nước tưới ở giai đoạn này để quả phát triển đẹp và không bị mềm khi thu hoạch. 

Cắt tỉa cành nho giai đoạn kinh doanh

  • Cắt tỉa cành giúp kích thích cây đơm hoa, kết quả. 
  • Ở nước ta, cây nho không có giai đoạn ngủ nghĩ 
  • Sau 30 – 40 ngày thu hoạch, ngọn và cành nách xanh trễ lại, bà con có thể tiếp tục cắt tỉa để kích tích cây ra trái tiếp tục [1] 
Cắt tỉa cành cây nho
Cắt tỉa cành cây nho

Cắt cành 

Sau 3 tháng cắt cành cây sẽ cho thu hoạch 

  • Mùa vụ cắt cành 

Bà con có thể cắ cành 3 vụ/ năm 

- Vụ Đông - Xuân: tháng 11 – 12 – 1 dương lịch. 

- Vụ Xuân - Hè: tháng 4 – 5 dương lịch. 

- Vụ Thu - Đông: tháng 9 – 10. 

Lưu ý: Đối với vụ Xuân - Hè, nếu cắt trễ khi gặp thời tiết nóng vào tháng 6 cây dễ bị héo chùm hoa, hoặc cắt sơm, quả chín vào tháng nóng sẽ bị “cầm màu”, không đẹp. 

  • Vị trí cắt cành 

- Cắt ở mắt thứ 6 – 8 đối với cành có chiều dài hơn 1m. 

- Cắt ở vị trí thứ 1 – 2 đối với các cành nhỏ, ngắn. 

Lưu ý: Cành cắt nằm trong bộ xương cá, to khỏe, có thân tròn, lóng đều và đạt được khoảng 4 tháng tuổi. 

  • Kỹ thuật cắt cành: 

- Cắt 2/ 3 số cành để lấy quả. Vết cắt cách mắt cuối cùng trên đoạn cành còn lại khoảng 3cm. 

- Cắt hết cành đã có lá, chỉ để lại cành quả (để hình thành trái và gỗ mới) và mầm dự trữ ở chân cành quả (thay thế các cành này ở vụ sau) 

Lưu ý: Đối với gốc nho già, bà con nên để lại một số cành gần thân để thay thế cho những tay đã quá già. 

  • Tỉa cành 

- Khi cành mang hoa dài khoảng 1,25m, bà con tiến hành bấm ngọn, tỉa chồi nách để cây tập trung dinh dưỡng nuôi hoa, đậu trái. 

- Loại bỏ những cành vô hiệu (cành yếu), chừa lại từ 6 – 8 cành/m2. 

Tỉa cành cây nho
Tỉa cành cây nho

- Tùy thuộc vào giống và điều kiện sinh trưởng mà bà con giữ lại 10 – 20 cành xương cá. 

- Khi cành xương cá dài khoảng 1,2m, bà con tiến hành bấm ngọn đồng thời bấm bỏ các hồi nách. 

- Ngoài ra bà con cũng nên cắt các cành quá yếu, mọc chồng lên nhau. 

Lưu ý: Trên 1 cành nên có ít nhất 12 lá khỏe mạnh. 

Phủi nhị cây nho giai đoạn kinh doanh

  • Sau khi cắt cành từ 40 – 50 ngày thì bà con nên tiến hành phủi nhị, 
  • Dùng cọ quét sơn hoặc dụng cụ tự chế phủi nhẹ trên chùm quả để phủi nhị và các trái “đẹt”. 
  • Tiến hành phủi từ 2 – 3 lần/ vụ để hoa nở đều hoặc nở kéo dài, chùm quả được được sạch sẽ. 

Tỉa chùm hoa nho giai đoạn kinh doanh

  • Tiến hành tỉa khi hoa xuất hiện. Chỉ giữ lại từ 1 – 2 chùm hoa khỏe mạnh ở giữa cành. 

Lưu ý: Đối với những giống nho có khả năng ra nhiều chùm hoa (2 – 3 chùm/ cành), bà con nên cắt bỏ 1 – 2 chùm nhỏ dưới gốc hoặc phía trên. 

  • Các đối tượng cần tỉa: 
  • Chùm hoa nhỏ, dị hình ở những cành nhỏ. 
  • Một phần hoa từ các nhành của chùm quả để quả được phân bố đều sau khi đậu. 

Lưu ý: Trong quá trình tỉa cây, bà con không được làm sây xát thân, cành cây. 

Tỉa quả cây nho
Tỉa quả cây nho

Tỉa quả cây nho giai đoạn kinh doanh

Tiến hành tỉa quả khi quả đạt kích cỡ khoảng 5mm, tỉa từ 2 – 3 lần/ vụ. 

  • Các đối tượng cần tỉa:  
  • Các quả bị dị tật, méo mó, sâu bệnh, phát triển không đồng đều. 
  • 40 – 60% quả trên các chùm có quá nhiều quả 

Bao quả nho

  • Bao quả sau khi cây đậu quả từ 30 – 40 ngày để hạn chế được một số loại bệnh trên cây, hạn chế được hiện tượng rụng quả do sâu bệnh, giúp nâng cao chất  lượng quả. 
  • Bà con có thể dùng túi nilon hoặc túi giấy không thấm nước bao bên ngoài chùm quả theo chiều từ dưới lên và buộc miệng túi bằng dây mềm. Đầu dưới túi, để hở tự nhiên hoặc đục lỗ để thoát nước, tản nhiệt. 

Lưu ý: Trước khi bao trái, bà con nên cắt tỉa những dé hoa còn sót (không đậu quả), cắt bỏ những cành tăm, lá vô hiệu và những quả nhỏ đồng thời phun thuốc phòng trừ sâu bệnh để diệt trứng, sâu non, nấm bệnh có sẵn trên mặt quả. 

Bón phân cây nho giai đoạn kinh doanh

Phân bón hóa học 

Cách bón: Rạch hàng cách gốc 40 – 50cm, hoặc cuốc lỗ cách gốc và cách nhau 20cm sau đó rải đều phân, lấp đất sau đó tưới nước.  

  • Liều lượng phân bón cho thời kỳ kinh doanh 

- Ure: 868 – 1085kg/ ha 

- Supe Lân: 1210 – 1520 kg/ha 

- Kali Sunfat: 1000 – 1200 kg/ ha 

  • Bón phân theo các đợt như sau: 

- Đợt 1: Trước khi cắt cành 15 – 20 ngày. 

Bón toàn bộ phân chuồng kết hợp 20 – 25% đạm và 70% lân 

- Đợt 2: Sau khi cắt cành 3 ngày cho đến khi trắng quả 

Bón 60 – 65% đạm + 20% lân + 30 – 40%Kali 

- Đợt 3: Từ khi trắng quả đến chín bói 

Bón 10 – 20% đạm + 10% lân + 60 – 70% Kali 

Phân bón hữu cơ vi sinh 

  • Bón gốc 

Bên cạnh các dòng phân bón vô cơ như NPK, Ure, Lân, Kali,…, bà con nên bổ sung thêm các sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh để cung cấp lượng vi sinh có ích cho đất trồng.  

Sử dụng sản phẩm BS21 – Humic để bón cho vườn nho giai đoạn này sẽ giúp tăng hệ vi sinh có lợi, giúp cây nho phát triển khỏe mạnh, tiết kiệm được chi phí phân bón vô cơ đồng thợi hạn chế được đáng kể các loại nấm bệnh tồn đọng trong đất. 

  • Bón lá 

Giai đoạn cây ra hoa, để kích thích khả năng thụ phấn, đậu trái của cây bà con có thể tham khảo sử dụng các dòng sản phẩm siêu ra hoa đậu trái vi sinh như BS15 – NutiBS16 – Canxi Bo của BSCX. 

Sản phẩm chứa các thành phần trung vi lượng thiết yếu như Bo, Canxi, Kẽm,.. Ở dạng EDTA (dạng cây dễ hấp thụ) giúp cây ra nhiều hoa, đậu trái khỏe, chống nứt trái, rụng trái. 

Phòng trừ sâu bệnh cây nho giai đoạn kinh doanh

Sâu hại 

Giai đoạn thu hoạch bà con có sử dụng sản phẩm BS25 - Insect để phòng và kiểm soát sâu, rầy, bọ trĩ, nhện đỏ,.. phá hại trên vườn. Thành phần sản phẩm là những chủng nấm ký sinh sâu côn trùng, có khả năng tiêu diệt nhanh sâu, rầy bọ trĩ, nhện đỏ chỉ sau 3 – 4 ngày phun. 

Sản phẩm trừ sâu bệnh cây nho sinh học
Sản phẩm trừ sâu bệnh cây nho sinh học

Bệnh hại 

Mốc sương, thán thư, phấn trắng là ba bệnh nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp đển chất lượng trái. Bệnh tấn công mạnh có thể gây suy giảm năng suất trầm trong cho vườn. 

Chủ động phòng và xử lý những loại nầm bệnh này bằng cách phun BS01 – Chaetomium sinh học. Sản phẩm chứa 35 chủng nấm Chaetomium có khả năng tấn công, cạnh trang dinh dưỡng và môi trường sống của nấm bệnh, khiến nấm bệnh chết nhanh chóng mà không gây hiện tượng kháng thuốc. 

Sản phẩm trừ bệnh cây nho
Sản phẩm trừ bệnh cây nho

 

Tài liệu tham khảo 

[1] Nguyễn Thị Kim Thu và ctv. Giáo trình mô đun Chăm sóc nho - MĐ02 - Nghề trồng nho. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.