Đây là giai đoạn quyết định đến khả năng ra hoa và đậu trái của cây ớt. Giai đoạn này cây rất mẫn cảm với điều kiện thời tiết, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, sâu bệnh hại. Cần tưới đủ ẩm, tránh để cây bị khô hạn hoặc quá ẩm. Bón đủ lượng phân bón cần thiết cho cây và đảm bảo cung cấp đầy đủ ánh sáng cho cây ớt.
Tưới nước
Làm cỏ, vun gốc
Ở giai đoạn này, cây thường nhiễm một số bệnh như: Bệnh héo rũ, bệnh đốm lá, bệnh khảm lá,... Sử dụng BS02 - Tika giúp kiểm soát dịch bệnh hại trên cây ớt hiệu quả và nhanh chóng.
Điển hình một số loại côn trùng gây hại ở thời kỳ này: Sâu khoang, sâu đục quả, rệp, bọ trĩ,... Lúc này, có thể sử dụng BS25 - Insect để ngăn ngừa và xử lý sâu - côn trùng gây hại, giảm thiểu thiệt hại không đáng có.
Phân bón hóa học
Ở giai đoạn này cây ớt cần cân đối được dinh dưỡng để chuẩn bị cho thời kỳ đẻ nhánh, phân hóa mầm hoa, ra hoa, đậu trái.
- Bón thúc lần 2: (25-30 ngày sau khi trồng) bón 30kg N.P.K (16-16-8) + 2-3kg Kali.
- Bón thúc lần 3: (40-45 ngày sau khi trồng) bón 35kg N.P.K (16-16-8) + 4-5kg Kali.[3]
Phân bón hữu cơ vi sinh
Bón phân hữu cơ hữu cơ vi sinh cho cây ớt ở giai đoạn này sẽ giúp cây khỏe mạnh, ít bị các sâu bệnh hại, khỏe cây tăng cường sức đề kháng cho cây, tăng khả năng chống chịu với thời tiết và sâu, bệnh hại
Sử dụng các loại phân bón hữu cơ có thương hiệu được sản xuất và cung cấp bởi các đơn vị có uy tín trên thị trường.
Sử dụng các dòng phân bón lá có hàm lượng các khoáng đa, trung, vi lượng, sử dụng BS15 - Nuti để giúp trổ bông đồng loạt, tăng tỷ lệ đậu trái, khỏe cây.
Tài liệu tham khảo
[1] Trường TH NN & PTNT Quảng Trị (2013), Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ớt. Tài liệu tập huấn, 12.
[2] Trung tâm Phát triển Kinh tế Nông thôn CRED, (2020). Kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và bảo quản theo tiêu chuẩn hữu cơ, Sổ tay kỹ thuật, 18-19.
[3] Sở NN & PTNT tỉnh Thanh Hóa (2015), Kỹ thuật ICM trên cây ớt. Tài liệu tập huấn, 19-20.