Kích thước chữ
Ớt cay sẽ cho thu hoạch từ 35-40 ngày sau khi ra hoa. Nếu chăm sóc tốt thì có thể đạt năng suất 20-30 tấn/ha. Vì vậy, đây là thời điểm vô cùng quan trọng, cần chăm sóc cây kỹ càng và bón phân cho cây ớt ra trái, đảm bảo sản lượng và năng suất mùa vụ.
Tưới nước
Thời kỳ ra hoa và thu quả: Giữ độ ẩm đất từ 70-85% và kết hợp bón thúc cho cây. Tuyệt đối không để thiếu nước trong giai đoạn ra hoa và hình thành quả.
Kỹ thuật tỉa cành
Ở giai đoạn này, cây thường nhiễm một số bệnh như: Bệnh thán thư, bệnh héo rũ, bệnh đốm lá,... Sử dụng BS02 - Tika để phòng ngừa những bệnh này sẽ đem lại hiệu quả cao trong sản xuất.
Điển hình một số loại côn trùng gây hại ở thời kỳ này: Sâu khoang, sâu đục quả,... Lúc này, có thể sử dụng BS24 - Deep để phòng chóng kịp thời để ngăn ngừa dịch hại làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng ớt.
Phân bón hóa học
Ở giai đoạn này, cây ớt cần bổ sung thêm phân kali để cung cấp cho quá trình nuôi trái. Chú ý: Có thể bón thêm phân bón lá để tăng cường khả năng hấp thụ cho cây.
Bón thúc lần 4: (40-45 ngày sau khi trồng) 35kg N.P.K (16-16-8) + 4-5kg Kali.
Phân bón hữu cơ vi sinh
Bón phân hữu cơ vi sinh cho cây ớt giai đoạn này sẽ giúp cây khỏe mạnh, ít bị sâu bệnh hại, khỏe cây, tăng khả năng chống chịu với thời tiết và sâu, bệnh hại.
Sử dụng các loại phân bón hữu cơ có thương hiệu được sản xuất và cung cấp bởi các đơn vị có uy tín trên thị trường giúp cây khỏe để nuôi trái tăng năng suất.
Sử dụng các dòng phân bón lá có hàm lượng các khoáng đa, trung, vi lượng và bổ sung thêm các acid amin BS14 - Amino acid để giúp cây trồng phát triển ổn định, tăng sức đề kháng khỏe cây, chống cong trái, nặng trái, thu hoạch được nhiều lứa quả.
Ngoài ra, ở giai đoạn nuôi trái, cây ớt thường bị thối trái do thiếu Canxi, cần bổ sung thêm BS16 - Canxi- Bo để ngăn ngừa thối trái, nâng cao chất lượng trái.
Tài liệu tham khảo
[1] Trường TH NN & PTNT Quảng Trị (2013), Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ớt. Tài liệu tập huấn, 11-12.
Sản phẩm liên quan