Chăm sóc và bón phân giai đoạn cây con

Kích thước chữ

Đây là giai đoạn tạo tiền đề cho sự sinh trưởng và phát triển của cây ớt. Giai đoạn này cây rất mẫn cảm với điều kiện thời tiết và môi trường khắc nghiệt, khả năng chống chịu của cây rất thấp. Vì vậy, cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để cây nhanh ra lá mới, mau đẻ nhánh và phát triển bộ rễ. 

Chăm sóc cho cây ớt thời kỳ cây con

Tưới nước 

  • Cây ớt là cây có quả mọng nước, cành lá nhiều nên yêu cầu có 1 lượng nước lớn. Tùy từng giai đoạn sinh trưởng của cây mà điều chỉnh chế độ nước cho cây khác nhau, độ ẩm cần thiết là 60-70%.

Tạo rãnh thoát nước 

  • Trong quá trình chăm sóc cây ớt, cần chú ý tạo rãnh để thoát nước vào những ngày mưa to. Nếu đất khô thì tiến hành bổ sung nước bằng cách tưới giữ ẩm cho đất.

Kỹ thuật ngắt ngọn cho cây ớt

Cách bấm ngọn cây ớt
Cách bấm ngọn cây ớt
  • Khi cây cao khoảng 20cm, thì tiến hành ngắt ngọn cho cây ớt để cây ra nhiều nhánh hơn để cho ra trái nhiều hơn. Ở giai đoạn này, cây ớt dễ bị bệnh xoăn lá, cần tiến hành phòng bệnh cho cây ớt bằng BS05 - Movir để tránh các thiệt hại do bệnh xoăn lá gây ra, làm ảnh hưởng xấu đến năng suất. 
Thuốc trị ớt bị xoăn lá
Thuốc trị ớt bị xoăn lá

Kỹ thuật tỉa cành

  • Giai đoạn đầu mùa sinh trưởng, cây ớt cần được tỉa nhánh để phát triển thân và nhánh một cách chắc chắn, không dễ gãy và đổ ngã. Ớt thường phát triển thành hình chữ “Y”, hãy tìm hai nhánh chính trên cây và để định hình khung cây ngay từ ban đầu, cắt tỉa cành giúp tạo tán rộng, thông thoáng, hạn chế sâu bệnh hại [1].

Kiểm soát sâu bệnh hại giai đoạn cây con

  • Một số loại bệnh hại cho cây ớt giai đoạn cây con

Ở giai đoạn này, cây thường nhiễm một số bệnh như: Bệnh chết cây con, bệnh héo xanh, héo rũ, bệnh đốm lá, bệnh khảm lá,... Sử dụng BS02 - Tika để phòng ngừa những bệnh này sẽ đem lại hiệu quả cao trong sản xuất. 

  • Một số loại sâu, côn trùng gây hại cho cây ớt giai đoạn cây con 

Ở thời kỳ cây con đến khi đẻ nhánh, cây ớt còn bị một số loại sâu, côn trùng tấn công như: Sâu khoang, bọ trĩ, rệp muội,... Lúc này, có thể sử dụng BS25 - Insect để phòng ngừa và xử lý các loại côn trùng này. 

Bón phân cho cây ớt giai đoạn cây con

Phân bón hóa học

Ở giai đoạn này, cây cần bổ sung đầy đủ phân đạm và phân lân, kết hợp tưới nước và vun gốc để nhanh ra lá mới và phát triển bộ rễ. Lưu ý: Hạn chế làm tổn thương đến cây vì thời điểm này khả năng chống chịu của cây ớt rất thấp.

  • Tỷ lệ phân bón (1.000m2):

- Bón lót: Phân chuồng ủ với BS07 - Trichoderma + 50kg Lân.

- Bón thúc lần 1: Cây sau khi trồng từ 10-15 ngày, bón 20-25kg N.P.K (20-20-10) [1].

Phân bón hữu cơ vi sinh

Bón phân hữu cơ vi sinh cho cây ớt giai đoạn này sẽ giúp cây khỏe mạnh, ít bị các sâu bệnh hại, khỏe cây tăng cường sức đề kháng cho cây, tăng khả năng chống chịu với thời tiết và sâu, bệnh hại.

  • Bón gốc

Sử dụng các loại phân bón hữu cơ có thương hiệu được sản xuất và cung cấp bởi các đơn vị có uy tín trên thị trường, kết hợp với sản phẩm BS21 - Humic vi sinh để nâng độ pH, cải tạo đất, ra rễ mạnh, mập thân cứng cây.

Phân bón hữu cơ cho cây ớt
Phân bón hữu cơ cho cây ớt
  • Phun lá

Sử dụng các dòng phân bón lá có hàm lượng các khoáng đa, trung, vi lượng và bổ sung thêm các acid amin như BS14 - Amino để giúp cây trồng phát triển ổn định, tăng sức đề kháng, khỏe cây, đẻ nhánh tốt, xanh lá, cứng cây.

 

Tài liệu tham khảo

[1] Sở NN & PTNT tỉnh Thanh Hóa (2015), Kỹ thuật ICM trên cây ớt. Tài liệu tập huấn, 18.