Kỹ thuật chăm sóc và bón phân cây vải thời kỳ khai thác

Kích thước chữ

Cây vải từ 4 năm tuổi trở lên là giai đoạn cây trưởng thành và phát triển đầy đủ, hoàn chỉnh thân, lá, cành. Đây là thời điểm quyết định đến sự ra hoa, tạo quả của cây. Vì vậy, bà con cần phải đặc biệt chú ý các kỹ thuật chăm sóc, xử lý giúp cây có điều kiện tốt nhất để phát triển tối đa. 

Chăm sóc cây vải thời kỳ khai thác

Tưới nước

  • Cần cung cấp đủ nước tưới khi cây bắt đầu ra hoa và ngừng tưới nước vào giai đoạn xử lý ra hoa (khoảng giữa tháng 12 đến tháng 2 đối với vải thiều chính vụ).
  • Sau 10-15 ngày thì tiến hành tưới đẫm liên tục trong vòng 2-3 ngày rồi dừng tưới. Việc làm này nhằm kích thích cho hoa tập trung nở đồng loạt [3].

Vệ sinh vườn, cắt tỉa

  • Bà con cần xử lý, vệ sinh vườn sạch sẽ để tạo độ thông thoáng, tránh côn trùng gây hại tập trung và sinh sản làm lây lan trong vườn.
  • Tỉa bỏ đi những cành, lá bị sâu bệnh, cằn cỗi, nhánh đã thu hoạch ốm yếu, khuất tán, chen lấn nhau nhằm kích thích đọt ra đồng loạt, dễ dàng chăm sóc hơn. 
  • Nên phủ một lớp rơm rạ, cỏ khô xung quanh theo hình chiếu của tán cây để giữ ẩm và tránh bốc hơi nước. Bà con lưu ý, không được phủ sát gốc cây sẽ tạo điều kiện cho sâu, bệnh hại phát triển và gây hại cho cây [2].

Kỹ thuật xử lý ra hoa

Xử lý ra hoa cho cây vải
Xử lý ra hoa cho cây

Bà con thường kiểm soát thời gian đậu trái của cây bằng kỹ thuật xử lý ra hoa, ra đọt để tránh tình trạng vào vụ thu hoạch rộ thì bị rớt giá. Muốn cây ra hoa tốt trước tiên phải kích thích ra chồi tốt, quá trình xử lý cho vải ra hoa trái mùa phải được bắt đầu từ khi mùa vụ trước vừa kết thúc.

  • Khoanh vỏ kích thích phân hóa mầm hoa

Khoanh vỏ cho cây vải
Khoanh vỏ cho cây vải

Khoanh vỏ là phương pháp thuận tiện, giúp cho cây có thời gian nghỉ ngơi, ngừng hấp thu nước và vận chuyển chất dinh dưỡng. Mục đích của việc làm này nhằm kích thích ra hoa đồng loạt, cây tích lũy được dinh dưỡng trên tán lá, giúp cây ra hoa nhiều, đều hoa, tạo ra năng suất cao và quả chất lượng.  

  • Lựa chọn cành khoanh 

- Khoanh vỏ sớm nếu cây đã qua 2 đợt lộc (tính từ sau khi thu hoạch quả) và thấy lộc trên cây vừa đủ già. 

- Có thể tiến hành thực hiện ở những cây có kích thước cành từ 6-15cm trở lên [1]. 

Lưu ý: Cây nhỏ thì không được khoanh quá 80% số cành trên cây. Nếu cây già (từ 5-6 năm tuổi trở lên) thì chỉ cần chừa lại 1 cành. Không được khoanh hết cành trên cây vì nếu khoanh hết, gốc cây sẽ bị yếu (đặc biệt là cây non). 

  • Thời điểm khoanh vỏ

- Có thể khoanh vào tháng 8 - 9 dương lịch hàng năm, tùy theo đợt ra lộc của giống và độ tuổi của cây. Nên thực hiện khi cây đã già để tạo thời gian nghỉ cho cây. 

  • Thực hiện khoanh vỏ

Có 2 cách để thực hiện khoanh vỏ cho cây vải:

- Khoanh tròn: Khoanh một vòng tròn khép kín với bề rộng vết khoanh khoảng 3-5mm, độ sâu của vết khoanh sẽ tùy thuộc vào độ dày của phần vỏ. Khoét hết phần vỏ đến phần gỗ cây thì dừng lại. 

- Khoanh xoắn ốc: Là khoanh các vòng tròn nối tiếp nhau như hình con ốc. Tương tự như khoanh tròn, các khoanh sẽ cách nhau khoảng 6-7cm tùy vào kích thước của cành [1],[2]. 

Kỹ thuật bón phân cho cây vải thời kỳ khai thác

Trong thời kỳ khai thác, việc xác định rõ thời điểm bón phân và cách bón phân rất quan trọng. Vì đây là giai đoạn quyết định trực tiếp đến năng suất và chất lượng của quả vải. Bà con cần có chế độ chăm sóc và bón phân đầy đủ để giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả, quả chín đồng đều và đạt kích thước tối đa.

Phân bón hóa học

Thời điểm và lượng phân bón

Lượng phân bón sẽ tùy thuộc vào đặc điểm sinh trưởng của cây và sản lượng quả thu hoạch của các vụ trước, bà con có thể tham khảo lượng phân bón sau: 

  • Cây 4 - 6 năm tuổi: 30 - 50kg phân chuồng hoai mục + 0,4 - 0,7kg đạm ure + 0,8-1kg Supe Lân + 0,7-1kg Kali Clorua cho mỗi cây/năm. 

  • Cây 7 - 10 năm tuổi: 50 - 70kg phân chuồng hoai mục + 0,8 - 1,2kg đạm ure + 1,3 - 1,7kg Supe Lân + 1,3 - 1,7kg Kali Clorua cho mỗi cây/năm.

  • Cây trên 10 năm tuổi: 70 - 100kg phân chuồng hoai mục + 1,3 - 2,2kg đạm ure + 2 - 3kg Supe Lân + 1,9 - 3,3kg Kali Clorua cho mỗi cây/năm.

Hàng năm có thể chia làm 3 lần bón:

  • Bón thúc hoa: 25% đạm ure + 25% Kali Clorua + 30% supe Lân.

  • Bón nuôi quả, chống rụng quả: 25% đạm ure + 50% Kali Clorua + 30% supe Lân.

  • Bón sau thu hoạch: 50% đạm ure + 25% Kali Clorua + 40% supe Lân + 100% phân chuồng [4]. 

Phương pháp bón phân

Bón phân cho cây vải
Bón phân cho cây
  • Đào rãnh xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây với độ sâu và độ rộng khoảng 20-30cm. 

  • Cho toàn bộ phân chuồng rải xuống xung quanh tán cây theo rãnh. 

  • Tiếp đó rắc phân vô cơ lên phía trên. 

  • Sau cùng, lấp đất lại, phủ rơm rạ lên trên và tưới ẩm cho cây [2],[4].

Lưu ý: Cần phải cấp nước đầy đủ cho cây nếu bón phân vào thời tiết nắng nóng. Bà con chú ý bón phân cân đối, không bón quá nhiều phân đạm sẽ gây rụng trái.

Phân bón hữu cơ vi sinh

Bổ sung phân hữu cơ vi sinh trong thời kỳ này sẽ giúp cây phát triển khỏe mạnh, kéo dài được thời gian thu hoạch và giúp cây đỡ bị mất sức, suy yếu sau thu hoạch.

  • Bón gốc

Để bón gốc cho cây mít ở giai đoạn khai thác, bà con có thể sử dụng phân bón hóa học kết hợp thêm BS21 - Humic vi sinh. Sản phẩm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và vi sinh vật phân giải lân, cố định đạm sẽ giúp cho cây ra nhiều hoa, đồng thời tăng khả năng đậu trái, trái to và có chất lượng cao.

  • Bón lá

Dinh dưỡng bón lá cho cây vải nuôi trái
Dinh dưỡng bón lá kích thích ra hoa cho cây vải

Bà con có thể sử dụng dinh dưỡng bón lá BS15 - Nuti để kích thích cây vải ra hoa. Sản phẩm chứa vi lượng như: Bo, Zn,... giúp kích thích cây ra nhiều hoa và làm cho hoa nở đồng loạt. Đồng thời, BS15 - Nuti còn hạn chế sự rụng trái và cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu để cây nuôi trái.

Kỹ thuật chăm sóc nuôi quả vải

Chăm sóc cây vải nuôi trái
Chăm sóc cây vải nuôi trái

Đây là thời kỳ quyết định đến sản lượng và chất lượng mẫu mã quả sau này. Nếu không có kỹ thuật chăm sóc bón phân tốt và cung cấp đầy đủ nước tưới, thì cây sẽ thiếu dưỡng chất, làm rụng quả và giảm năng suất.

  • Cắt tỉa: Việc cắt tỉa các cành dại, cành vô hiệu sẽ giúp cho cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả. Hàng năm bà con có thể chia làm 3 lần cắt tỉa như:

- Vụ Xuân: Cắt tỉa cành nằm khuất bên trong tán, cành bị sâu bệnh hại, tỉa bỏ các chùm hoa nhỏ, ra muộn. 

- Vụ Hè: Loại bỏ các cành nằm bên trong tán, cành sâu bệnh, cành mọc yếu, các quả nhỏ, sâu bệnh. 

- Sau thu hoạch: Cắt tỉa toàn bộ cành tăm, cành vượt, cành sâu bệnh [4]. 

  • Làm cỏ, phát quang bụi rậm xung quanh vườn, xới xáo, phủ gốc bằng rơm rạ, cỏ khô để tránh sự bốc hơi nước và giữ ẩm cho cây.
  • Tưới nước giữ ẩm liên tục để quả phát triển, chín đồng đều và không để hiện tượng quả bị teo tóp, khô do thiếu nước, thậm chí là gây rụng quả. 

Kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh hại vải thời kỳ khai thác

Sâu hại

  • Cây vải ở giai đoạn này thường bị các loài côn trùng hại tấn công như: Sâu đục quả, sâu đục cuống quả, bọ xít, nhện lông nhung... đa phần chúng cắn phá trên các chồi non, quả non. Nếu nhẹ sẽ làm giảm chất lượng mẫu mã quả, nặng có thể gây gãy chồi, hỏng và rụng quả [5].
  • Lúc này bà con nên tiến hành sử dụng BS25- Insect để ngăn ngừa và kiểm soát sâu - côn trùng gây hại trên cây vải, giúp cây hạn chế được trên 80% các loài sâu, rầy, rệp, côn trùng hại. 

Bệnh hại

  • Cây vải thường xuất hiện những loại bệnh phổ biến như thán thư, chổi rồng, sương mai,... Nếu không thể xử lý và kiểm soát kịp thời dịch hại gây thiệt hại nặng nề đến năng suất vườn của bà con [5].
  • Sử dụng BS01- Chaetomium để phòng ngừa và xử lý bệnh trên cây vải ở giai đoạn này. Việc ứng dụng các chế phẩm sinh học vừa giúp loại bỏ nấm khuẩn gây bệnh và vừa tăng khả năng đề kháng cho cây. Sản phẩm chuyên dùng cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ nên an toàn, hiệu quả và không để lại tồn dư trong nông sản.
Bộ đôi xử lý nấm bệnh hại vải thời kỳ nuôi quả
Bộ đôi xử lý nấm bệnh hại vải thời kỳ nuôi quả

 

Tài liệu tham khảo 

[1] Cẩm nang cây trồng. Kỹ thuật khoanh vỏ, kích thích phân hóa mầm hoa giúp cây vải nhiều quả. 

[2] KS Hoàng Minh (2005), Sổ tay kỹ thuật trồng và chăm sóc một số chủng loại cây ăn quả, NXB Lao động- Xã hội. 

[3] Nguyễn Hữu Hoàng và cộng sự (2010), Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vải, NXB Thời đại. 

[4] Nguyễn Hữu Hoàng và cộng sự (2010), Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vải, NXB Thời đại.  

[5] Cẩm nang cây trồng. Sâu bệnh hại cây vải.