Kỹ thuật chăm sóc và bón phân cây vài từ 1 đến 3 năm tuổi

Kích thước chữ

Thời kỳ cây từ 1 - 3 năm tuổi, bà con cần tưới nước và bón phân đầy đủ để tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng, giúp các đợt lộc non sinh sôi và phát triển mạnh mẽ. Ngoài ra, cần chú ý khâu cắt cành, tạo tán và phòng trừ sâu bệnh hại để giữ độ thông thoáng cho vườn, hạn chế tối đa sự bùng phát dịch hại.

Chăm sóc cây vải thời kỳ từ 1 - 3 năm tuổi

Tưới nước 

  • Trong quá trình trồng vải, bà con lưu ý cân đối lượng nước tưới, không để đất quá khô cũng không tưới bừa bãi gây ngập úng, thối rễ. 

  • Vào những ngày trời mưa thì không cần tưới nước cho cây. Khi mưa kéo dài, cần phải có các biện pháp tháo nước kịp thời, không để cây bị ngập nước quá lâu. 

  • Độ ẩm cần thiết cho vườn vải là 65-75% [1]. 

Vệ sinh, cắt tỉa

Cắt tỉa cây vải từ 1 đến 3 năm tuổi
Cắt tỉa cho cây vải
  • Thường xuyên thăm vườn, dọn dẹp rác thải, bao bì, cỏ dại. 

  • Bà con có thể sử dụng rơm, cỏ khô rải xung quanh gốc cây cách gốc để hạn chế cỏ dại, ngăn chặn quá trình bốc hơi nước và sự tập trung của côn trùng gây hại.

  • Cắt tỉa các cành mang bệnh, cành vô hiệu, cành nằm sâu bên trong tán để tạo độ thông thoáng cho cây và hạn chế sâu bệnh [2].

Lưu ý: Dùng kéo cắt tỉa chuyên dụng để vết cắt thẳng và vết sẹo nhanh liền.

Kỹ thuật cắt cành, tạo tán 

  • Thời điểm cắt tỉa, tạo tán

- Về thời điểm cắt tỉa, bà con không nên cắt tỉa khi cây đang ra lộc non và cành non.

- Phải theo dõi và cắt tỉa thường xuyên để định hình khung tán cho cây.

- Nên cắt vào thời điểm cuối tháng 8 - đầu tháng 9.

  • Lựa chọn vị trí cắt tỉa

- Cành chính sau trồng, đầu cành cấp 1 (là cành mọc ra từ thân chính), cành cấp 2 (là cành mọc ra từ cành cấp 1) (thấp hơn mặt tán 5cm). 

- Cắt tại vị trí gần tiếp giáp với thân cây, tránh cắt sát thân hoặc quá xa thân vì như vậy có thể gây thối và ảnh hưởng đến sức sống của cây.

  • Tiến hành cắt tỉa 

- Khi cây con đạt chiều cao 45-50cm, bà con tiến hành dùng dao hoặc kéo cắt cành, bấm tỉa để tạo cành cấp 1. 

- Nên lựa chọn và giữ lại 3-4 cành khỏe nhất, phân bố đều các hướng quanh trục tán. Mục đích là giúp cho cây giữ được thế cân bằng và đảm bảo được đầy đủ ánh sáng khi cây ra hoa, tạo quả. 

- Sau khi cành cấp 1 phát triển ra các đợt lộc mới, đạt đến độ dài 25-30cm, bà con tiến hành cắt tỉa đợt 2 để giúp cành cấp 2 phát triển [3],[5].

- Tương tự, sau đó nuôi và bấm cành để nuôi các cấp cành tiếp theo. Việc làm này tạo cho cây có bộ khung tán đều, khả năng chống chịu được mưa gió cao. 

  • Lưu ý

- Nên sử dụng kéo bấm tỉa, dao cắt cành chuyên dụng để vết cắt được phẳng, giúp cây liền sinh nhanh chóng. 

- Lựa chọn và giữ lại những cành khỏe. Trong trường hợp một số giống có đặc điểm cành mọc thẳng đứng thì bà con nên treo buộc vật nặng ở trên cành để tạo cho cành mọc ngang ra.

- Việc cắt tỉa, tạo tán cần phải được thực hiện thường xuyên hàng năm, sau mỗi vụ thu hoạch quả để cây ra đọt non mới.

Kỹ thuật bón phân cây vải thời kỳ từ 1 đến 3 năm tuổi

Phân bón hóa học

Thời kỳ 1-3 năm tuổi, bà con chỉ cần tiến hành bón thúc cho cây vải, có thể chia làm 4 lần (tháng 2, 5, 8 và tháng 11) với lượng phân như sau:

  • Năm thứ nhất: 0,1kg đạm ure + 0,4kg supe lân + 0,1kg Kali Clorua.

  • Năm thứ hai: 0,15kg đạm ure + 0,6kg supe lân + 0,15kg Kali Clorua.

  • Năm thứ ba: 0,22kg đạm ure + 0,9kg supe lân + 0,22kg Kali Clorua. Vào tháng 8, có thể bổ sung thêm phân chuồng hoai mục với lượng 30kg + 0,5kg vôi bột trên mỗi cây [3].

Cách bón

  • Cách 1: Rải trực tiếp phân lên bề mặt đất theo hình chiếu của tán cây, sau đó xới nhẹ đất và lấp một lớp đất mỏng rồi phủ một lớp rơm rạ hoặc phân xanh lên trên. 
  • Cách 2: Theo hình chiếu của tán cây (cách gốc khoảng 30 - 40cm), bà con tiến hành đào rãnh với độ sâu 20cm, rộng 30cm. Sau đó rải phân đều vào rãnh và lấp lại, đồng thời phủ rơm rạ lên phía trên bề mặt [4],[5].

Lưu ý: Không phủ rơm rạ sát phần gốc dưới thân tránh côn trùng tấn công, đẻ trứng và nấm khuẩn gây hại phát triển.

Phân bón hữu cơ vi sinh

Bón phân hữu cơ vi sinh ở thời kỳ kiến thiết giúp cây vải có đủ chất dinh dưỡng để phát triển, thân, cành và lá. Đồng thời, tích trữ được dưỡng chất để hình thành hoa, quả ở giai đoạn sau.

  • Bón gốc

Ở thời kỳ này, bà con có thể sử dụng BS21 - Humic vi sinh để bón cho cây vải. Sản phẩm chứa acid humic cao cấp kết hợp với các chủng vi sinh vật phân giải lân, cố định đạm, giúp cây xanh lá, khỏe mạnh, tăng khả năng tạo cành, tạo tán.

  • Bón lá
Dinh dưỡng bón lá cho cây vải từ 1 đến 3 năm tuổi
Dinh dưỡng bón lá cao cấp cho cây vải

Sử dụng dinh dưỡng bón lá BS14 - Amino cho cây vải ở giai đoạn kiến thiết giúp cây phát triển nhanh, sinh trưởng tốt và tích lũy được chất dinh dưỡng để chuẩn bị cho quá trình phát triển tiếp theo.

Kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh hại vải từ 1 đến 3 năm tuổi

Sâu hại

  • Ở thời kỳ này, cây vải trở thành đối tượng của nhiều loại sâu hại khác nhau tấn công như: Rệp sáp, bọ xít, sâu đục thân, đục cuống quả,… Chúng chích hút, cắn phá làm cho lá cây bị rách, ảnh hưởng lớn đến khả năng quang hợp, cây không đủ dinh dưỡng để hình thành hoa và quả [6]. 
  • Bà con nên sử dụng sản phẩm BS25 - Insect để kiểm soát, phòng ngừa và xử lý các loại côn trùng gây hại. Sản phẩm thường dùng cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ nên an toàn, hiệu quả lâu dài, đáp ứng được các tiêu chí xuất nhập khẩu.. 

Bệnh hại

Chế phẩm trừ nấm bệnh cho cây vải 1 đến 3 năm tuổi
Chế phẩm sinh học diệt trừ nấm bệnh hại vải
  • Bệnh thán thư, cháy lá, thối rễ, chổi rồng… là các bệnh phổ biến gây hại nặng nề trên cây vải. Bệnh làm cây bị yếu đi, không có khả năng chống đỡ, ảnh hưởng đến khả năng ra hoa, đậu quả, dẫn đến giảm sút về sản lượng và năng suất mùa vụ [6]. 
  • Bà con nên sử dụng BS01 - Chaetomium là chế phẩm sinh học hiệu quả trong phòng trừ nấm và vi khuẩn gây hại giúp bảo vệ cây trồng hiệu quả. Sản phẩm phù hợp với đặc tính sản xuất nông nghiệp hữu cơ và xuất khẩu nên an toàn, hiệu lực kéo dài, đặc biệt thân thiện với môi trường và con người. 

 

Tài liệu tham khảo

[1] Cẩm nang cây trồng. Kỹ thuật chăm sóc cây vải, nhãn: Bón phân, tưới tiêu, tạo tán và bảo vệ quả.  

[2] Kỹ thuật trồng cây trên đất dốc (2002), Kỹ thuật trồng cây ăn quả hiệu quả kinh tế cao (Tập 1: Cây nhãn, cây vải thiều, cây giẽ lấy quả), NXB Lao động- Xã hội. 

[3] Nguyễn Hữu Hoàng và cộng sự (2010), Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vải, NXB Thời đại.  

[4] GS. TS. Ngô Thế Dân và cộng sự (2002), Kinh nghiệm trồng vải thiều ở Lục Ngạn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 

[5] KS. Hoàng Minh (2005), Sổ tay kỹ thuật trồng và chăm sóc một số chủng loại cây ăn quả, NXB Lao động- Xã hội. 

[6] Cẩm nang cây trồng. Sâu bệnh hại cây vải.