Banner

Kỹ thuật chăm sóc bón phân cây vải dưới 1 năm tuổi

Kích thước chữ

Cây dưới 1 năm tuổi là giai đoạn quyết định sự sinh trưởng của cây và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất mỗi vụ. Đây là giai đoạn cây non, vì vậy rất dễ bị tấn công bởi các đối tượng sâu, bệnh hại. Bà con cần chú ý một số kỹ thuật chăm sóc, cung cấp bón phân, dinh dưỡng cho cây giúp tăng khả năng đề kháng và đặc biệt là các kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh trên cây vải vào thời kỳ này.  

Chăm sóc cây vải thời kỳ dưới 1 năm tuổi

Tưới nước

  • Tuần đầu tiên sau khi trồng, cần tưới đủ ẩm cho cây 1 lần/ngày vào buổi chiều mát hoặc sáng sớm, sau đó 5-7 ngày tưới 1 lần trong một tháng đầu. Tháng thứ hai sau trồng, tưới định kỳ 2-3 lần/tháng [1],[2]. 

  • Độ ẩm thích hợp đối với vườn vải là từ 65- 75%.

  • Đặc biệt, sau mỗi đợt bón phân nếu gặp thời tiết khô hạn, cần tưới ẩm để giúp phân hòa tan nhanh, tránh vón cục, giúp cho cây hấp thu phân bón hiệu quả hơn [2].  

Vệ sinh, cắt tỉa

Cắt tỉa cây vải dưới 1 năm tuổi
Cắt tỉa cho cây vải dưới 1 năm tuổi
  • Thường xuyên dọn sạch các tàn dư, cỏ dại, bao bì rác thải trong vườn, vì đây là nơi sâu bệnh thường tập trung, sinh sản và gây hại cho cây. Ngoài ra, việc cỏ dại mọc rậm rạp trong vườn sẽ cạnh tranh dinh dưỡng và nước tưới với cây vải. 

  • Cần phải loại bỏ các nhánh mang bệnh, nhánh mọc sâu bên trong tán để tạo độ thông thoáng cho cây và hạn chế sâu bệnh.

Phủ gốc

  • Sử dụng rơm rạ, cỏ khô để phủ gốc giữ ẩm cho cây vải sau khi trồng với độ rộng 0,8-1m, dày 7-15cm, cách gốc khoảng 10cm [1]. 

Kỹ thuật bón phân cây vải thời kỳ dưới 1 năm tuổi

Phân bón hóa học

Giai đoạn cây dưới 1 năm tuổi, có thể sử dụng phân bón NPK tổng hợp để cung cấp dinh dưỡng giúp cây vải bắt rễ nhanh và tạo điều kiện cho cơi đọt phát triển.

  • Sử dụng 0,1kg ure + 0,4kg supe lân + 0,1kg kali clorua cho mỗi cây. Hàng năm chia đều bón 4 lần vào các tháng 2, tháng 5, tháng 8, tháng 11 để thúc cây ra lộc, tạo bộ khung tán tốt [3].

Phân bón hữu cơ vi sinh

Ở thời kỳ dưới 1 năm tuổi, bà con có thể bón phân vi sinh để kích thích bộ rễ cây phát triển, thúc đẩy cây phát triển nhanh và giúp tăng khả năng chống chịu của cây đối với các yếu tố bất lợi từ môi trường.

  • Bón gốc

Dinh dưỡng bón gốc cho cây vải dưới 1 năm tuổi
Dinh dưỡng bón gốc cho cây vải dưới 1 năm tuổi

- Bà con có thể sử dụng các loại phân hữu cơ được sản xuất và phân phối bởi các đơn vị có uy tín trên thị trường để bón gốc cho cây vải. Đồng thời, kết hợp sử dụng BS21- Humic vi sinh để cải tạo đất, kích thích cây sản sinh nhiều rễ mới. Ngoài ra, sản phẩm còn tạo môi trường thuận lợi cho hệ vi sinh vật có lợi phát triển mạnh mẽ, hạn chế sự có mặt của nấm khuẩn gây hại trong đất.

  • Bón lá

- Để bón lá, bà con có thể sử dụng BS14- Amino của Bác Sĩ Cây Xanh. Sản phẩm giúp cung cấp các khoáng đa, trung, vi lượng và acid amin thủy phân giúp cây dễ hấp thu. Đồng thời, kích thích tính kháng bệnh của cây, bảo vệ cây trồng khỏi sự tấn công của các tác nhân gây hại.

Kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh hại cây vải dưới 1 năm tuổi

Sâu hại

Chế phẩm trừ sâu sinh học cho cây vải dưới 1 năm tuổi
Chế phẩm trừ sâu sinh học cho cây vải dưới 1 năm tuổi
  • Vào giai đoạn này, các bộ phận non của cây như: Chồi non, lá non, cành non thường chịu sự tấn công mạnh mẽ của các loài côn trùng như sâu đục cành, bọ xít, rệp sáp, nhện lông nhung,...[4]. 
  • Bà con nên sử dụng sản phẩm BS25- Insect để kiểm soát, phòng ngừa và xử lý các loại côn trùng gây hại cho cây vải. Sản phẩm an toàn không độc hại, phù hợp cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Bệnh hại

  • Các bệnh hại chủ yếu vào giai đoạn này là: Thán thư, chổi rồng, sương mai, cháy lá, thối rễ,... làm cây suy yếu, sinh trưởng kém và thậm chí là gây chết cây [4].
  • Bà con nên sử dụng BS01- Chaetomium, sản phẩm ứng dụng các chủng vi sinh vật có lợi, giúp cây trồng quản lý hiệu quả nấm khuẩn gây hại. BS01 là giải pháp phù hợp cho canh tác nông nghiệp hữu cơ và xuất khẩu, đặc biệt thân thiện với môi trường và con người. 

 

Tài liệu tham khảo

[1] KS. Hoàng Minh (2005), Sổ tay kỹ thuật trồng và chăm sóc một số chủng loại cây ăn quả, NXB Lao động- Xã hội.

[2] Cẩm nang cây trồng. Kỹ thuật chăm sóc cây vải, nhãn: Bón phân, tưới tiêu, tạo tán và bảo vệ quả.

[3] Nguyễn Hữu Hoàng và cộng sự (2010), Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vải, NXB Thời đại. 

[4] Cẩm nang cây trồng. Sâu bệnh hại cây vải.