Sử dụng phân bón hiệu quả chính là yếu tố quan trọng trong trồng trọt để cải thiện chất lượng và năng suất của cây trồng. Do đó, cần phân biệt các loại phân bón để xác định loại phân phù hợp với cây trồng để bón đúng lúc, đúng thời tiết, mùa vụ, đúng cách. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Bác Sĩ Cây Xanh tìm hiểu phân vi sinh là gì, phân biệt phân hữu cơ vi sinh và phân bón vi sinh.
Phân vi sinh là gì?
Phân vi sinh là gì? Phân vi sinh là chế phẩm sinh học có chứa ít nhất một loại vi sinh vật sống có ích gồm: nhóm vi sinh vật phân giải Kali, Silic, nhóm vi sinh vật cố định đạm, nhóm vi sinh vật phân giải lân, nhóm vi sinh vật phân giải xenlulo, vi sinh vật đối khác cùng các chủng vi sinh vật có ích khác. Mật độ vi sinh vật có ích từ 1 x 108 CFU/g (ml).
Công dụng phân vi sinh là gì?
Phân bón vi sinh cung cấp vi sinh mật số cao giúp phân giải các chất dinh dưỡng có sẵn trong đất mà cây trồng có thể hấp thụ như N, P, K,... nâng cao hiệu quả hấp thu phân bón cây trồng (phân vi sinh không cung cấp cho cây trồng các chất dinh dưỡng mà phân giải các chất dinh dưỡng có sẵn trong đất nhưng ở dạng cây không hấp thụ được) cải thiện độ phì nhiêu và khả năng giữ ẩm của đất; tăng khả năng kháng bệnh, chịu hạn, chịu mặn của cây và giảm thiểu ô nhiễm môi trường do sử dụng quá mức phân bón hóa học.
Các loại phân bón vi sinh
- Phân bón vi sinh cố định nitơ như Rhizobium, Azotobacter, Azospirillum.
- Phân bón vi sinh phân giải phốt pho như Bacillus, Pseudomonas.
- Phân bón vi sinh phân giải các ion Silic, Kali
- Phân bón vi sinh phân giải chất hữu cơ
- Phân bón vi sinh đối kháng, phòng bệnh
- Phân bón vi sinh kích thích sinh trưởng
- Phân bón vi sinh nấm nội cộng sinh hoạt động vùng rễ: Mycorrhiza.
Xem thêm: Phân bón lá Amino BS14
Phân hữu cơ vi sinh là gì?
Phân hữu cơ vi sinh là phân hữu cơ có chứa ít nhất một chủng vi sinh vật sống có ích được phối trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ sau đó lên men với các chủng vi sinh. Đồng thời, mật độ vi sinh vật sống này phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật đã ban hành, cụ thể hàm lượng hữu cơ tổng số bằng hoặc cao hơn 15%; ẩm độ phân bón dạng bột thấp hơn hoặc bằng 30%; mật độ mỗi chủng vi sinh vật có ích từ 1 x 106 CFU/g (ml).
Công dụng
Nhờ các chất đa lượng (N, P, K), vi lượng, trung lượng có trong phân bón giúp cây trồng phát triển ổn định giúp nông sản đạt chất lượng và sản lượng tốt hơn. Vi sinh vật tác động tốt đến môi trường sống của hệ vi sinh vật đất, giúp bổ sung vi sinh vật có lợi cho cây trồng như nấm đối kháng giúp phòng trừ bệnh cho cây trồng, tăng khả năng trao đổi chất phân giải những chất khó hấp thu thành chất cây trồng dễ hấp thu, tăng sức đề kháng và chống chịu bệnh hại.
Đồng thời, chất hữu cơ có trong phân kết hợp cùng chất hữu cơ có sẵn trong đất còn giúp chống xói mòn, cải tạo độ phì nhiêu, tơi xốp của đất. Ngoài ra, đây là loại phân bón không gây hại đến sức khoẻ con người và thân thiện với môi trường.
Các loại phân bón hữu cơ vi sinh
Dựa vào hàm lượng vi sinh vật chính mà phân bón hữu cơ vi sinh được chia thành 7 loại:
- Phân hữu cơ vi sinh phân giải chất hữu cơ: Gồm chất hữu cơ và vi sinh vật phân giải chất hữu cơ (Trichoderma spp., Bacillus subtilis.)
- Phân hữu cơ vi sinh cố định đạm: Gồm chất hữu cơ và vi sinh vật cố định đạm (Azotobacter, Azospirillum, Rhizobium).
- Phân hữu cơ vi sinh phân giải lân: Gồm chất hữu cơ và vi sinh vật phân giải lân (Bacillus megaterium, Pseudomonas fluorescens).
- Phân hữu cơ vi sinh phân giải Kali/ Silic: Gồm chất hữu cơ và vi sinh vật phân giải các ion silic và Kali (Bacillus mucilaginosus, Alcaligenes).
- Phân hữu cơ vi sinh kiểm soát nấm bệnh: Gồm chất hữu cơ và vi sinh vật đối kháng nấm bệnh (Trichoderma harzianum, Bacillus subtilis).
- Phân hữu cơ vi sinh cải tạo đất cung cấp khoáng chất, vi lượng: Gồm chất hữu cơ và vi sinh vật có khả năng hòa tan các khoáng chất, vi lượng (Actinomycetes, Mycorrhiza).
- Phân hữu cơ vi sinh sản xuất các chất kích thích tăng trưởng thực vật thuộc nhóm Auxin, Giberelin (Pseudomonas, Azospirillum, Enterobacter).
Phân biệt phân hữu cơ vi sinh và phân vi sinh
Để hiểu rõ sự khác nhau giữa phân hữu cơ vi sinh và phân vi sinh hãy tham khảo bảng so sánh dưới đây.
Phân hữu cơ vi sinh |
Phân vi sinh |
|
Thành phần chính |
Chất hữu cơ và vi sinh vật sống có ích là chất hữu cơ được xử lý hoạt động nhờ lên men của vi sinh vật. |
Là chế phẩm chứa vi sinh vật sống. |
Vi sinh vật chính |
|
|
Công dụng chính |
|
|
Mua phân hữu cơ vi sinh ở đâu?
Khi chọn mua phân hữu cơ vi sinh bà con cần cân nhắc chọn những đơn vị sản xuất, cung cấp phân uy tín để tránh mua phải hàng giả. Bởi phân bón giả có thể chứa các vi sinh vật gây hại cho cây trồng và môi trường đất.
Bác Sĩ Cây Xanh tự hào là đơn vị sản xuất, phân phối phân hữu cơ vi sinh chất lượng đến tay bà con nông dân. Hơn nữa, chúng tôi còn đồng hành tư vấn kỹ thuật cho bà con nông dân trong suốt quá trình canh tác.
Tham khảo: Phân hữu cơ vi sinh Humic BS21 - Nuti Organic của Bác Sĩ Cây Xanh
Mua phân bón hữu cơ vi sinh Bác Sĩ Cây Xanh tại:
- Website: https://bacsicayxanh.vn/
- Shopee: https://shopee.vn/bacsicayxanh
- Lazada: https://www.lazada.vn/bacsicayxanh-124491015/
- TiktokShop: https://www.tiktok.com/@bacsicayxanh
Nền nông nghiệp nước ta hiện nay đã và đang phát triển theo hướng hữu cơ, do đó việc sử dụng các loại phân vi sinh, phân hữu cơ vi sinh ngày càng được khuyến khích sử dụng để bảo vệ sức khoẻ bà con nông dân, nông sản và môi trường. Hy vọng qua bài viết trên bà con đã hiểu rõ hơn phân vi sinh là gì và phân biệt phân vi sinh và phân hữu cơ vi sinh.
Theo dõi chuyên mục Tin tức, Cây trồng của Bác Sĩ Cây Xanh để xem thêm nhiều bài viết bổ ích khác.
Xem thêm