Phân chuồng là loại phân hữu cơ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cây trồng. Để tìm hiểu chi tiết phân chuồng là gì, có lợi ích như thế nào và đâu là loại phân chuồng tốt nhất, bà con hãy cùng Bác Sĩ Cây Xanh tham khảo bài viết dưới đây.
Phân chuồng là gì?
Phân chuồng là gì? Phân chuồng được biết đến là loại phân hữu cơ có nguồn gốc chủ yếu từ phân, nước tiểu và chất độn chuồng của gia súc hay gia cầm. Phân chuồng ngoài việc mang lại nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho cây trồng, loại phân này còn góp phần bảo vệ và cải thiện chất lượng đất trồng.
Lợi ích của phân chuồng là gì?
Phân chuồng mang nhiều đặc điểm có lợi cho cả cây trồng, đất trồng và môi trường.
- Phân chuồng cung cấp nhiều dưỡng chất vi lượng (Canxi, Magie, Sắt) và đa lượng (Nitơ, Phốt Pho, Kali) giúp cây trồng phát triển tốt, tăng chất lượng nông sản.
- Phân chuồng khi được bón đúng cách giúp cải thiện cấu trúc đất (tăng độ phì nhiêu, tơi xốp; giữ ẩm, thoát nước) đặc biệt với các loại đất bạc màu, đất cát.
- Phân chuồng tạo ra môi trường sống lý tưởng cho các loại vi sinh vật có lợi, làm tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của các loại cây trồng.
- Phân chuồng góp phần bảo vệ môi trường nhờ làm giảm nhu cầu sử dụng phân bón hoá học.
Phân chuồng loại nào tốt nhất?
Phân gà
- Hàm lượng dinh dưỡng trung bình: N: 1,6 – 1,7%; P2O5: 0,5 – 0,6%; K2O: 0,85%.
- Cách sử dụng hiệu quả:
- Phân gà nên được ủ hoai mục trước khi bón cho cây trồng, thời gian ủ từ 2 - 6 tháng tuỳ vào cách ủ, nhiệt độ tích tụ cần đạt 60 - 70℃. Trong khi ủ bà con có kết hợp cùng chế phẩm vi sinh Trichoderma,... để khử mùi hôi và giải phóng nhanh chất hữu cơ. Ngoài ra, ủ hoai mục làm tăng chất lượng phân, giúp ức chế và tiêu diệt tuyến trùng, nấm bệnh,..
- Với các loại phân gà thương mại, bà con nên chọn mua loại phân được đăng ký và có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam do Cục Bảo vệ thực vật cấp.
Phân bò
Trong trồng trọt, phân bò là loại phân chuồng được sử dụng rộng rãi nhất.
- Hàm lượng dinh dưỡng trung bình: N: 0,5 - 1%; P2O5: 0,2 – 0,3%; K2O: 0,3 - 0,5%
- Cách sử dụng hiệu quả:
- Tương tự như phân gà, phân bò cần được ủ hoai mục trước khi bón cho cây để giảm cỏ dại, mùi hôi, ức chế vi sinh vật gây bệnh và làm nhanh quá trình phân giải chất dinh dưỡng trong phân.
- Không bón phân bò gần các loại rau vì có thể khiến rau nhiễm vi sinh vật có hại có sức khoẻ.
Tham khảo: Phân hữu cơ Humic BS21 của Bác Sĩ Cây Xanh
Phân dê
- Hàm lượng dinh dưỡng trung bình: N: 1,34%; P2O5: 0,54%; K2O: 1,56%
- Cách sử dụng hiệu quả:
- Phân dê có thể được bón trực tiếp lên cây trồng, tuy nhiên bà con nên ủ phân trước khi bón để làm ức chế mầm bệnh gây hại cho cây trồng.
- Có thể kết hợp phân dê cùng các loại phân bón khác để hoàn thiện dưỡng chất cho cây trồng hoặc kết hợp chung với rơm rạ để cải thiện kết cấu đất.
Phân heo
- Hàm lượng dinh dưỡng trung bình: N: 0,3%; P2O5: 0,5%; K2O: 0,3%
- Cách sử dụng hiệu quả: Ủ phân đúng cách trước khi bón cho cây trồng để hạn chế vi khuẩn, nấm, bệnh.
Cách ủ phân chuồng đạt hiệu quả cao
- Chuẩn bị: Nấm Trichoderma, nước, phân chuồng tươi (khô).
- Thực hiện ủ: Pha theo tỷ lệ 1 tấn phân chuồng - 2kg nấm Trichoderma.
*Lưu ý: 1 khối phân chuồng tươi tương đương 400 – 500kg; 1 khối phân chuồng khô tương đương 200 – 300kg.
- Các bước ủ:
- Bước 1: Pha 2kg Trichoderma + 100 lít nước.
- Bước 2: Trải một lớp phân chuồng dày 30 – 40cm, sau đó tưới đều dung dịch pha ở bước 1 vào phân, sao cho đạt độ ẩm 45 - 50%. Làm tương tự cho đến khi phân đạt độ cao 1,5 - 1,7m. Sau đó đậy kín phân bằng bạt nilon màu tối.
- Bước 3: Sau 20 ngày tiến hành đảo phân từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. Độ ẩm ủ là 55 - 60%, có thể kiểm tra nếu phân ủ thiếu độ ẩm thì tưới thêm nước và phủ bạt tiếp tục ủ.
*Kiểm tra độ ẩm phân bằng cách dùng tay bóp một nắm phân, nếu thấy có nước rỉ ra ở kẽ tay thì phân đủ độ ẩm.
- Hoàn thành: Khi ủ được 60 ngày là có thể sử dụng.
Xem thêm: Phân bón lá Amino BS14
Lưu ý khi sử dụng phân chuồng
- Khi sử dụng phân chuồng hoai mục bà con tuân theo nguyên tắc 5 đúng (đúng loại phân, đúng lúc, đúng đối tượng, đúng thời tiết, mùa vụ, đúng cách) và bón phân cân đối. Do đó, không nên sử dụng một loại phân chuồng với lượng lớn thời gian dài.
- Đối với canh tác hữu cơ, các loại phân chuồng được lấy từ các trang trại nuôi thương mại không được phép sử dụng.
- Không bón phân chuồng gần khu vực sinh sống và nguồn nước để hạn chế mùi hôi.
- Không nên bón phân chuồng tươi vì phân có thể chứa vi khuẩn, nấm bệnh gây hại và gây ngộ độc cây trồng.
Hy vọng qua bài viết mà Bác Sĩ Cây Xanh chia sẻ trên đây, bà con đã có thêm những thông tin tham khảo bổ ích về phân chuồng là gì, lợi ích của phân chuồng cũng như các loại phân chuồng được dùng phổ biến cho cây trồng.
Theo dõi chuyên mục Tin tức, Cây trồng của Bác Sĩ Cây Xanh để xem thêm nhiều bài viết bổ ích khác.
Xem thêm: