[HƯỚNG DẪN] Cách trị tuyến trùng bằng biện pháp sinh học an toàn

User

Triều Trần

0

[HƯỚNG DẪN] Cách trị tuyến trùng bằng biện pháp sinh học an toàn

Kích thước chữ

Tuyến trùng rễ là một bệnh rất phổ biến trên cây trồng, gây ra các vết thắt hoặc lỗ hổng trên rễ, các đầu rễ bị thương, phân nhánh nhiều,… Đây là các triệu chứng ban đầu của cây khi bị tuyến trùng tấn công. 

Bài viết hôm nay của tôi nhằm cung cấp các thông tin về Đặc điểm của tuyến trùng? Một số loại cây trồng thường mắc bệnh tuyến trùng rễ? Các biện pháp xử lý cây bị tuyến trùng. Để giúp bà con có thêm các kiến thức chung về tuyến trùng gây hại cây trồng và có các biện pháp xử lý tuyến trùng mang hiệu quả cao cho khu vườn nhà mình. 

Tuyến trùng là gì? Làm thế nào để xử lý cây bị tuyến trùng hiệu quả? 

Đặc điểm của tuyến trùng 

Tuyến trùng rễ là gì? 

Tuyến trùng là tên của một loài động vật không xương sống, thuộc ngành Giun tròn (Nematodes). Các loài tuyến trùng có kích thước rất nhỏ và không thể nhìn thấy bằng mắt thường, vì vậy, bà con cần sử dụng kính hiểu vi để nhìn thấy chúng. 

Tuyến trùng có rất nhiều loài và sống được ở nhiều kiểu môi trường khác nhau. Đồng thời, chúng cũng có khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi của môi trường sống. Vì vì, khi cây trồng bị mắc bệnh tuyến trùng rễ sẽ rất khó để xử lý. 

Trong nông nghiệp, tuyến trùng được chia ra làm 2 loại chính: Tuyến trùng có lợi và tuyến trùng có hại (nhóm ký sinh thực vật): 

  • Tuyến trùng có lợi: Là những loài tuyến trùng có khả năng ký sinh các loại côn trùng gây hại như: Sâu đục râu ngô, cào cào, dế nhũi, muỗi, sâu đất, sâu ăn tạp, mọt… bằng cách tiêm vi khuẩn cộng sinh trong cơ thể của chúng vào cơ thể vật chủ,  giúp tiêu diệt vật chủ nhanh chóng. Ngoài ra, một số loài trong nhóm này còn giúp ức chế vi sinh và hỗ trợ phân giải. 
  • Tuyến trùng có hại: Là nhóm chuyên ký sinh trên thực vật. Chúng gây hại bằng cách chích hút dinh dưỡng hoặc bơm độc tố vào rễ khiến mạch dẫn bị tắc nghẽn, phình to, cây sinh trưởng kém.  Ngoài gây hại cho rễ, một số loài khác trong nhóm có hại cũng tấn công thân, tán lá và kể cả hoa của cây trồng. 

Đặc điểm hình thái của tuyến trùng 

Đặc điểm hình thái của tuyến trùng
Đặc điểm hình thái của tuyến trùng

Kích thước của tuyến trùng rất nhỏ, khoảng từ 0,5 – 2mm nên mắt thường rất khó nhìn thấy được. 

Nơi sống chủ yếu của tuyến trùng là ở mô tế bào của rễ cây. Tuyến trùng gây hại cây trồng bằng nhiều phương thức như: Chích hút, bơm các loại độc tố vào rễ khiến cho rễ cây phình ra tạo thành các khối u sần, làm các mạch dẫn truyền dinh dưỡng bị tắc nghẽn hoặc làm cho rễ bị hoại tử, thối nhũng. 

Từ đó, làm cho rễ bị tắc nghẽn, không hút được các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây, làm cho cây sinh trưởng và phát triển kém dẫn đến là bị vàng, rụng sớm và chết dần đi. 

Sự tồn tại và sinh trưởng, phát triển của tuyến trùng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Độ ẩm đất, pH, lượng oxy trong đất hay số lượng rễ cây,… Ở những vùng đất khô, có độ pH thấp hoặc số lượng rễ cây phát triển mạnh thì mật độ tuyến trùng sẽ nhiều hơn so với những vùng có độ ẩm cao. 

Hình thức ký sinh của tuyến trùng trên rễ thực vật 

 Tuyến trùng có 3 hình thức ký sinh trên rễ thực vật, đó là: Nội ký sinh, bán nội ký sinh và ngoại ký sinh 

  • Nội ký sinh: Là hình thức tuyến trùng chui vào trong rễ, chích hút các tế bào bên trong rễ làm cho tế bào trưởng phình, tạo thành những nốt sần sùi trên rễ. Từ đó, người ta còn gọi nhóm này bằng một cái tên khác là tuyến trùng nốt sần. 
  • Ngoại ký sinh: Là nhóm tuyến trùng sống ở môi trường đất và nước, khi cần thiết chúng sẽ dùng kim chích hút rễ để lấy dinh dưỡng nhưng không chui vào bên trong rễ cây. Nhóm tuyến trùng này làm cho rễ cây bị thối và hoại tử nên cò được gọi là tuyến trùng gây thối nhũng. 
  • Bán nội ký sinh (nửa trong nửa ngoài): Đối với hình thức này bà con có thể hiểu là một nửa cơ thể tuyến trùng di chuyển vào bên trong rễ vây và một phần ở bên ngoài môi trường (ngoài rễ cây) nó gây hại và tạo ra những nốt sần trên rễ cây. 

Dấu hiệu nhận biết tuyến trùng rễ 

Tuyến trùng tấn công bộ rễ làm ảnh hưởng đến khả năng hút nước và dinh dưỡng, dẫn đến cây phát triển còi cọc, lá vàng, rụng sớm và chết dần. 

Tuy chúng không làm cây chết ngay sau khi mới vừa tấn công nhưng sẽ khiến cây phát triển kém hoặc dừng phát triển. Ngoài ra, nếu mật độ tuyến trùng gây hại cây trồng phân bố không tập trung, các triệu chứng ban đầu trên cây cũng sẽ biểu hiện không đồng đều trên khắp cả vườn khiến bà con rất khó phát hiện. 

Đồng thời, khi tuyến trùng tấn công rễ sẽ gây ra những vết xước, hở trên bề mặt rễ cây, tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây hại khác như nấm, khuẩn xâm nhập và gây hại cho cây trồng. 

Vòng đời của tuyến trùng 

Vòng đời của tuyến trùng
Vòng đời của tuyến trùng

Vòng đời của tuyến trùng dao động từ 20 – 60 ngày tùy thuộc vào loài, điều kiện môi trường sống và cây ký chủ. Dưới đây là 3 giai đoạn chính trong chu kỳ vòng đời của tuyến trùng: 

  • Giai đoạn trứng và ấu trùng tuổi 1 (J1 lúc này vẫn còn trong vỏ bọc của trứng và chưa gây hại cho cây). 
  • Đến giai đoạn ấu trùng tuổi 2 (J2), tuyến trùng sẽ bắt đầu phá vỡ vỏ trứng chui ra ngoài và xâm nhập vào cây ký chủ). 
  • Sau khi xâm nhập vào rễ cây, chúng sẽ chích hút chất dinh dưỡng từ các tế bào rễ để phát triển thành ấu trùng tuổi 3 (J3), tuổi 4 (J4) và trưởng thành 

Giới tính của tuyến trùng thường sẽ được xác định vào tuổi 3 (J3), nếu phát triển thành con cái, tuyến trùng có thể đẻ từ 1 – 1000 được chứa trong tuối trứng. 

Một số loại cây thường mắc bệnh tuyến trùng rễ 

Bệnh tuyến trùng rễ sầu riêng 

Bệnh tuyến trùng rễ sầu riêng
Tuyến trùng trên sầu riêng

Ở cây sầu riêng, bệnh tuyến trùng hại rễ thường xuất hiện khi cây trồng được 6 – 8 tháng làm cho cây sinh trưởng và phát triển kém. 

  • Trên thân: Lá vàng, còi cọc, héo rũ, cây chậm phát triển và nhánh có độ phân lóng ngắn do các mạch dẫn dinh dưỡng đã bị tắt nghẽn. 
  • Dưới gốc: Các rễ cám u sần, mềm hoặc phù lên, biến dạng khác thường. 

Bệnh tuyến trùng rễ cây mai 

Bệnh tuyến trùng rễ mai
Tuyến trùng trên cây mai

Ở cây mai, tuyến trùng sinh sông tại các mô tế bào và hút, chích các độc tố vào rễ cây, khiến cho các mạch bị tắc nghẽn làm xuất hiện các khối u sần. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết cây mai bị tuyến trùng tấn công: 

  • Trên thân: Lá bị xoăn, vàng, rụng và chết mầm. Đồng thời, thân cây sẽ héo úa, còi cọc và không có sức sống. 
  • Dưới gốc: Rễ xuất hiện u sần, biến dạng do các mạch dẫn truyền nước và dinh dưỡng bị tắc nghẽn. 

Bệnh tuyến trùng thối rễ, vàng lá trên cây cà phê 

Bệnh tuyến trùng rễ cà phê
Tuyến trùng trên cây cà phê

Tuyến trùng chích hút hệ thống rễ tơ trên cây cà phê khiến các rễ này bị thối, chết dần từ phần chớp rễ làm cây không hút được dinh dưỡng và nước dẫn đến cà phê bị héo dần rồi chết. 

  • Trên thân: Xuất hiện nhiều vết đốm trên lá, sau đó lá chuyển thành màu vàng, cây lùn còi cọc, các nhánh non bị mất, thân, cành không phát triển dẫn đến cây chết dần. 
  • Dưới gốc: Rễ cà phê biến vàng, sau đó chuyển dần sang màu nâu, hệ thống rễ tơ bị thối khiến cây không thể hấp thụ nước và dinh dưỡng. 

Nếu phát hiện cây cà phê trong vườn nhà mình có những biểu hiện như trên, bà con nên nhanh chóng sử dụng thuốc trị tuyến trùng để cứu chữa cho vườn, giúp cây nhanh phục hồi và phát triển trở lại như bình thường. 

Các biện pháp phòng trừ tuyến trùng rễ (Cách trị tuyến trùng rễ) 

Biện pháp canh tác 

Nên luân canh các loại cây trồng với nhau để ngăn ngừa sự phát triển và lây lan của tuyến trùng hại rễ. 

Sử dụng các loại giống kháng bệnh cao, khả năng chống chịu tốt và thường xuyên đi kiểm tra vườn để phat hiện kip thời bệnh hại. 

Nên giữ lại cỏ trong vườn nhà để hạn chế sự tân công của tuyến trùng vào cây trồng. Mặc khác, cỏ còn giữ ẩm cho đất, hạn chế tình trạng mất nước vào mùa khô. 

Thu dọn cây bệnh và tàn dư thực vật đem đi tiêu hủy, đồng thời, bón vôi để nâng cao pH đất, hạn chế tạo điều kiện cho tuyến trùng tồn tại và phát triển. 

Nên bón các loại phân hữu cơ hoai mục, tránh lạm dụng phân bón hóa học, đồng thời kết hợp chế độ tưới nước hợp lý. 

Sử dụng các loại thuốc đặc trị tuyến trùng rễ để tưới gốc định kỳ cho cây. 

Biện pháp vật lý giúp phòng trừ tuyến trùng rễ 

Tuyến trùng thường rất mẫn cảm với nhiệt độ. Dựa vào tính chất này, người ta đã tìm ra cách tiêu diệt tuyến trùng bằng phương pháp xử lý nhiệt trên 600 độ C và đạt được hiệu quả cao. 

Lưu ý: Đối với phương pháp này thì cần thời gian dài và chi phí cao hơn so với các biện pháp khác 

Thiên địch của tuyến trùng 

Sử dụng thiên địch để kiểm soát, xử lý cây bị tuyến trùng là một trong những biện pháp mang lại hiệu quả cao, giúp hạn chế nhanh chóng mật độ tuyến trùng gây hại. Đồng thời, bà con nên trồng thêm các loại cây như: Vạn thọ, sao nhái,... nhằm mục đích xua đuổi tuyến trùng gây hại cho cây trồng. 

Biện pháp sinh học - thuốc trị tuyến trùng rễ hiệu quả 

Sản phẩm đặc trị tuyến trùng
Phòng trừ tuyến trùng bằng các sản phẩm đặc trị

Khi phát hiện cây bị bệnh tuyến trùng rễ, bà con cần sử dụng các loại thuốc đặc trị tuyến trùng rễ hoặc nhanh chóng xử lý vườn bằng sản phẩm trừ tuyến trùng sinh học BS08 – Tigon. 

  • Cây bị bệnh: Pha 1kg BS08 – Tigon với 300 lít nước. Tưới trực tiếp vào cùng đất theo tán cây, tưới 3 lần, mỗi ần cách nhau 10 – 12 ngày. 
  • Phun phòng: Pha 1kg BS08 – Tigon với 600 lít nước. Tưới trực tiếp vào vùng đất theo tán cây, nên tưới định kỳ từ 3 – 4 lần/vụ để hạn chế sự xuất hiện của dịch hại. 

Chế phẩm sinh học BS08 – Tigon giúp phục hồi các cây trồng bị u bướu do tuyến trùng gây ra. Từ đó giúp bộ rễ cây phát triển hơn và hạn chế tối đa các bệnh ở rễ do tuyến trùng gây ra. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp tăng độ pH trong đất, giúp đất tơi xốp hơn. 

Đặc biệt, sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn 100% từ sinh học, an toàn cho người sử dụng và được xem là cách trị tuyến trùng rễ mang lại hiệu quả cao, thân thiện với môi trường. 

User

Triều Trần

Chào các bạn, mình tên Ngân Triều, một kỹ sư Nông học trường Đại học Cần Thơ. Với tình yêu dành cho thiên nhiên và niềm đam mê nông nghiệp, mình mong muốn có thể chia sẻ tình yêu và kiến thức về cây trồng của mình đến với mọi người. Hy vọng những kiến thức của mình sẽ hữu ích và giúp mọi người có được một vườn cây khỏe mạnh, năng suất cao.

Xem thêm