Kích thước chữ
Để bắt đầu canh tác cây vải, bà con nên lựa chọn những giống vải có chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện môi trường địa phương và nhu cầu của thị trường để tiến hành gieo trồng.
Dưới đây là một số giống vải phổ biến ở nước ta:
Giống vải thiều Thanh Hà
Vải thiều Thanh Hà là giống cây sinh trưởng tốt, quả có hình cầu, có màu đỏ tươi khi chín, gai thưa và ngắn. Thịt quả chắc, vị ngọt đậm, thơm và có độ Brix dao động từ 18 - 21%.
Năng suất trung bình của cây vải 8 - 10 tuổi đạt từ 8 - 10 tấn/ha. Trọng lượng trung bình của mỗi quả rơi vào khoảng 20,7g.
Giống vải u hồng
Đây là giống vải chín sớm có tốc độ sinh trưởng nhanh, ít sâu bệnh và trồng được trên nhiều nền đất khác nhau. Quả vải u hồng khi chín có màu đỏ hồng, đuôi màu vàng xanh.
Giống vải này có vị ngọt vừa, thuộc nhóm vải có quả to trung bình, trọng lượng dao động khoảng từ 30 - 35 quả/kg, năng suất trung bình thường bằng ⅔ so với giống vải chính vụ.
Giống vải lai Yên Hưng
Vải lai Yên Hưng có khả năng sinh trưởng tốt, tán hình bán cầu, lá có màu xanh hơi vàng, chùm hoa to trung bình và phân nhánh dài. Quả vải hình tim, có vị ngọt và hơi chua nhẹ, khi chín có màu đỏ vàng rất đẹp.
Đây là giống chín sớm, năng suất trung bình cây 20 tuổi đạt 12 - 16 tấn/ha. Trọng lượng trung bình của mỗi quả rơi vào khoảng 30,1g/quả.
Lưu ý: Cần buộc thành từng bó đối với các đoạn cành giống sau cắt; gốc và ngọn được xếp cùng chiều, sau đó bọc trong khăn vải cotton ẩm và bảo quản nơi thoáng mát, để ghép dần trong 1-2 ngày.
Tài liệu tham khảo
[1] Phan Ngưỡng Tinh và cộng sự (2007), Kỹ thuật ghép cây ăn quả, NXB Nông Nghiệp.
[2] Cẩm nang cây trồng. Nhân giống cây vải, nhãn: Ghép cành vải, nhãn.
[3] GS. TS. Ngô Thế Dân và cộng sự (2002), Kinh nghiệm trồng vải thiều ở Lục Ngạn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.