Chăm sóc cây vú sữa thời kỳ 1-3 năm tuổi

Kích thước chữ

Ở thời kỳ này, cây vú sữa chủ yếu tập trung phát triển bộ khung tán, vì vậy bà con cần nắm được các kỹ thuật chăm sóc cần thiết để cây được sinh trưởng tốt nhất, tạo tiền đề phát triển cho thời kỳ khai thác.

Kỹ thuật chăm sóc cây vú sữa thời kỳ 1 - 3 năm tuổi

Làm cỏ

Kỹ thuật chăm sóc
Dọn sạch cỏ dại cho vườn vú sữa 1-3 năm tuổi

- Thường xuyên dọn sạch cỏ dại xung quanh gốc và vùng đất dưới tán cây để tạo độ thông thoáng và hạn chế chỗ ẩn nấp của dịch hại.

Tưới nước

Kỹ thuật chăm sóc
Hệ thống tưới tự động cho cây vú sữa 1-3 năm tuổi

- Cây vú sữa có bộ rễ ăn nông nên cần phải bổ sung đầy đủ nước để cây sinh trưởng phát triển, đặc biệt là vào mùa khô.

- Duy trì lượng nước tưới 3 - 5 lần/tuần, mỗi lần 20 - 30 lít/cây [1].

Cắt tỉa cành

- Thời kỳ cây 1 - 3 năm tuổi, bà con nên cắt tỉa cành để tạo độ thông thoáng cho cây, giúp cây phát triển tốt hơn. Đồng thời giúp cây có bộ khung tán ổn định, khống chế chiều cao của cây không vượt quá 4 - 4,5m.

- Tiến hành cắt bỏ cành vượt nằm trong tán, cành bị sâu bệnh hại, cành phụ ốm yếu, cành mọc sát đất,..[1],[2].

Kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh

Sâu hại

Kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh
Khắc tinh của rệp sáp hại vú sữa 1-3 năm tuổi
  • Ở thời kỳ này, cây vú sữa thường bị tấn công gây hại bởi các loài sâu - côn trùng như: Sâu ăn lá, rệp sáp, bọ dừa nâu (bọ ăn lá),....
  • Biện pháp an toàn, hiệu quả mà bà con có thể lựa chọn hiện nay là sử dụng BS25 - Insect của Bacsicayxanh. Đây là chế phẩm trừ sâu - côn trùng sinh học có nguồn gốc từ tinh dầu, giấm gỗ, vi sinh,... được ứng dụng để kiểm soát sâu hại.

Bệnh hại

  • Một số bệnh hại trên cây vú sữa ở giai đoạn kiến thiết cơ bản là bệnh bồ hóng, cháy lá, đốm rong,... Những bệnh này nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ gây cản trở đến sự phát triển của cây.
  • Sử dụng sản phẩm BS01 - Chaetomium để quản lý bệnh hại trên cây vú sữa. Thành phần bao gồm các chủng vi sinh vật đối kháng, hoàn toàn không chứa chất độc hại, phù hợp cho các mô hình nông nghiệp sạch, nông nghiệp an toàn.

Kỹ thuật bón phân

Giai đoạn kiến thiết cơ bản, cây vú sữa cần được bổ sung đầy đủ dưỡng chất để phát triển bộ khung tán và tích trữ dinh dưỡng cho các giai đoạn tiếp theo, bà con có thể kết hợp bón phân hóa học và phân hữu cơ vi sinh.

Phân hóa học

  • Lượng phân bón hóa học được tính cho 1 cây vú sữa trong một năm gồm hỗn hợp 1 - 2kg phân Urê + DAP + NPK (20 - 20 - 15) với tỷ lệ 1/1/1.
  • Chia đều lượng phân trên thành 4 lần bón trong năm, mỗi lần cách nhau khoảng 2 - 3 tháng [1],[2].

Phân hữu cơ vi sinh

Bên cạnh phân hóa học, việc kết hợp bón phân vi sinh cho cây giúp bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết, tạo điều kiện tốt nhất cho cây phát triển.

  • Bón gốc

Sử dụng BS21 - Humic vi sinh để bón gốc cho cây vú sữa thời kỳ kiến thiết cơ bản. Thành phần sản phẩm chứa nguồn Acid Humic dồi dào, có khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, giúp cân bằng hệ vi sinh trong đất, làm cho đất tơi xốp, cây phát triển khỏe mạnh.

  • Bón lá

Bà con có thể bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng cách sử dụng phân bón lá sinh học BS14 - Amino của Bacsicayxanh. Sản phẩm ứng dụng các vi sinh vật có lợi, có khả năng tiết ra các hoạt chất điều hòa sinh trưởng thực vật, giúp kích thích bộ rễ phát triển, hạn chế nấm bệnh tấn công.

Kỹ thuật bón phân
Bộ đôi sản phẩm giúp cây ra rễ mạnh, bật chồi nhanh

 

Tài liệu tham khảo

[1] Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Hợp tác Trang trại VietGap - Viện nghiên cứu Giống cây trồng Trung Ương, Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vú sữa.

[2] Hoàng Văn Ký, Trồng và chăm sóc cây vú sữa, Trung tâm Thông tin KH & CN TP Hải Phòng.