Chăm sóc cây vú sữa thời kỳ khai thác

Kích thước chữ

Thời kỳ khai thác (hay còn gọi là thời kỳ kinh doanh), là thời kỳ vô cùng quan trọng bởi năng suất của cây phụ thuộc rất nhiều vào chế độ chăm sóc của bà con nông dân. Bà con có thể theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ các kỹ thuật cần thiết trong giai đoạn này.

Hướng dẫn kỹ thuật xử lý ra hoa cây vú sữa thời kỳ khai thác

Xử lý ra hoa

Kỹ thuật chăm sóc
Kỹ thuật xử lý ra hoa vú sữa
  • Gom sạch toàn bộ rác thải và lá rụng trong vườn để phơi khô đất, sau đó tiến hành xiết cạn nước trong vườn. 
  • Khi xiết nước được khoảng 10 - 15 ngày, bà con bơm nước vào ngập vườn, nước ngấm hết sẽ tiếp tục bơm lần 2, thông thường nên tưới lặp lại 2 - 3 ngày/lần.

Tỉa cành

  • Tiếp tục tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cành chết khô, cành mọc sâu trong tán, cành ít có khả năng cho quả,... để cho ánh sáng chiếu vào, giúp cây quang hợp tốt hơn, đồng thời tạo cho cây bộ khung tán chắc khỏe.

Tỉa quả

  • Sau khi đậu quả, bà con dùng kéo cắt tỉa những quả nhỏ, quả sâu bệnh, quả biến dạng, quả có tính thẩm mỹ kém,...
  • Việc tỉa quả sẽ loại bỏ bớt những quả kém chất lượng, giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi những quả khác có chất lượng cao hơn, mẫu mã đẹp hơn [1],[2],[3].

Bao quả

Kỹ thuật chăm sóc
Bao quả vú sữa
  • Để có được những quả vú sữa đẹp, đồng đều, chất lượng cao, bà con cần tiến hành bao quả ngay khi quả đc 6 tuần tuổi.
  • Công việc này sẽ giúp quả tránh được sự tấn công của các loài sâu - bệnh và điều kiện bất lợi của môi trường [4].

Kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh

Sâu hại

  • Sâu đục quả, sâu ăn hoa, ruồi đục quả,... là các đối tượng gây thiệt hại nặng nề cho cây vú sữa ở giai đoạn khai thác. Nếu bà con không có hướng giải quyết kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng mùa vụ.
  • Một giải pháp an toàn, tối ưu mà bà con nên lựa chọn là sử dụng sản phẩm sinh học BS25 - Insect của Bacsicayxanh. Thành phần chứa các chủng vi sinh vật đối kháng, có khả năng ức chế, tấn công mạnh mẽ và tiêu diệt sâu hại chỉ sau 2 - 4 ngày.

Bệnh hại

  • Bên cạnh sâu hại, một số loại bệnh thường xuất hiện trên cây vú sữa ở giai đoạn này phải kể đến như bệnh thán thư quả, bệnh thối quả,... Những bệnh này nếu không được chữa trị kịp thời sẽ làm mất chất lượng quả, gây thiệt hại kinh tế cho bà con nông dân.
  • Sử dụng BS01 - Chaetomium để quản lý bệnh hại trên cây vú sữa giai đoạn kinh doanh. Sản phẩm được sản xuất dựa trên dây chuyền công nghệ vi sinh tiên tiến, giúp ngăn chặn sự tấn công của các loài nấm bệnh trong tự nhiên.
Kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh
Chuyên xử lý sâu - bệnh hại vú sữa thời kỳ khai thác

Kỹ thuật bón phân

Phân hóa học

Giai đoạn kinh doanh, cây vú sữa cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết để phục vụ cho quá trình ra hoa tạo quả.

Lượng phân bón sử dụng cho 1 cây/năm sẽ được chia làm 4 lần bón như sau:

  • Lần 1: Giai đoạn xử lý ra hoa, tiến hành bón gồm 5 - 10kg vôi + 20 - 40kg phân chuồng hoai mục + 3 - 4kg NPK (20-10-15).
  • Lần 2: Khi quả có đường kính 1cm, bón cho cây với hỗn hợp 1 - 2kg Urê + 1 - 2kg DAP.
  • Lần 3: Bón khi quả có đường kính 3cm với lượng gồm  2 - 3kg phân NPK (20-20-15) + 1 - 2kg KCl.
  • Lần 4: Giai đoạn trước thu hoạch 2 tháng, bón với liều lượng 1 - 2kg phân NPK + 1 - 2kg KCl.

Các lần bón trên cách nhau trung bình khoảng 2 tháng [1],[2].

Phân hữu cơ vi sinh

  • Bón gốc

Khi bón phân hóa học, bà con nên sử dụng thêm BS21 - Humic vi sinh của Bacsicayxanh để bón gốc cho cây vú sữa thời kỳ khai thác. Sản phẩm sử dụng nguồn Humic nhập khẩu cao cấp kết hợp với các chủng vi sinh có lợi, giúp cây khỏe, ra mạnh, xanh lá, quả to, nặng ký.

  • Bón lá
Kỹ thuật bón phân
Kích thích ra hoa, đậu trái vú sữa

Sau khi xiết nước, tỉa cành, tiến hành sử dụng BS15 - Nuti để bón lá cho cây. Thành phần sản phẩm chứa các khoáng chất vi lượng cùng dịch lên men hữu cơ vi sinh có khả năng cung cấp dưỡng chất đẩy mạnh quá trình quang hợp, tổng hợp protein, hình thành đường giúp cây khỏe mạnh, ra hoa nhiều, đậu quả cao.

 

Tài liệu tham khảo

[1] Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Hợp tác Trang trại VietGap - Viện nghiên cứu Giống cây trồng Trung Ương, Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vú sữa.

[2] Hoàng Văn Ký, Trồng và chăm sóc cây vú sữa, Trung tâm Thông tin KH & CN TP Hải Phòng.

[3] Nguyễn Danh Vàn (2009), Cách cho vú sữa ra quả sớm, Báo Nông nghiệp Việt Nam.

[4] Phương Thảo và Hương Trang - Cục Sở hữu trí tuệ (2017), Công đoạn xử lý ra hoa và bao trái vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim.