Mẹo chữa bệnh thán thư trên ớt hiệu quả và an toàn

User

Tươi Phan

1

Mẹo chữa bệnh thán thư trên ớt hiệu quả và an toàn

Kích thước chữ

Điều kiện thời tiết nhiệt đới nóng ẩm với những cơn mưa thất thường của Việt Nam chính là môi trường thuận lợi cho sự phát sinh và phát triển của nấm bệnh ảnh hưởng đến cây ớt. Một trong những nấm bệnh gây nhiều thiệt hại cho cây ớt nhất là bệnh thán thư trên ớt. Cùng BSCX tìm hiểu biện pháp phòng trừ bệnh thán thư trên ớt một cách an toàn hiệu quả nhé!

Nhận biết bệnh thán thư trên ớt và cách phòng trừ bệnh thán thư hiệu quả

Nguyên nhân gây bệnh thán thư trên ớt

Nguyên nhân gây bệnh thán thư trên ớt
Nguyên nhân gây bệnh thán thư trên cây ớt
  • Bệnh thán thư trên ớt do nấm Colletotrichum spp. gây nên. Nấm có khả năng lây lan nhanh chóng từ một số vị trí ra các bộ phận khác của cây và từ cây này qua cây khác.
  • Nấm bệnh lây lan qua sự tiếp xúc giữa các lá, cành với nhau nhờ gió hoặc mật độ trồng cao khiến các cành lá đan xen vào nhau. Bào tử nấm phát tán lây lan nhờ nước và gió.
  • Vào thời tiết mưa nhiều dai dẳng làm nước trên bề mặt lá không kịp khô lại cũng khiến nấm bệnh dễ dàng phát sinh.

Triệu chứng bệnh thán thư

Triệu chứng bệnh thán thư
Triệu chứng của bệnh thán thư trên cây ớt

Biểu hiện bệnh thán thư trên ớt:

  • Trên lá: Các vết bệnh lan dần theo chiều dài của gân lá và không có hình dạng nhất định. Vết bệnh đầu tiên thường xuất hiện bên dưới mặt lá màu nâu nhạt, sau đó chuyển dần sang màu nâu đậm và lan ra cả lá.
  • Trên thân: Các vết bệnh trên thân thường có hình thoi hơi lõm xuống. Trên các vết bệnh xuất hiện những chấm đen nhỏ rải rác trên thân cây.
  • Trên ngọn: Nấm tấn công các đọt non làm cho ngọn ớt bị thối hỏng, các ngọn, chồi bị bệnh thường có màu nâu đen.
  • Trên trái: Vết bệnh đầu tiên là những đốm tròn nhỏ màu xanh đậm hơi lõm xuống. Sau đó vết bệnh lớn dần có hình bầu dục, vết bệnh có màu vàng, sau đó chuyển dần sang màu trắng xám và màu đen. Những trái ớt sau khi thu hoạch thì nấm bệnh vẫn tiếp tục tấn công.

Tác hại của bệnh thán thư trên ớt

Hình ảnh bệnh thán thư trên ớt: tác hại của bệnh thán thư trên ớt
Hậu quả khi ớt bị bệnh thán thư trái
  • Lá cây sau khi bị nhiễm bệnh sẽ bị biến dạng, bị rách lủng, khô và héo dần. Cây bị bệnh kém phát triển, vàng lá và rụng sớm.
  • Nấm bệnh lây lan và gây hại trên ớt với tốc độ nhanh chóng khi không được can thiệp kịp thời.
  • Thiệt hại nặng nhất khi bệnh tấn công lên trái làm thối trái hàng loạt, năng suất bị giảm rõ rệt, đôi khi nông dân bị thất thu 100% do bệnh thán thư.

Thời điểm phát bệnh thán thư trên ớt

  • Bệnh phát sinh và gây hại mạnh trên ớt trong mùa mưa với nhiệt độ mát mẻ, ẩm độ cao thích hợp cho sự lây lan qua nước của bào tử nấm.
  • Nấm bệnh thường tấn công nhiều trước giai đoạn thu hoạch, sau khi thu hoạch nấm bệnh vẫn tiếp tục gây ra bệnh trên trái ớt.

Cách chữa bệnh thán thư trên ớt

Biện pháp phòng trừ bệnh thán thư trên ớt
Biện pháp phòng trừ bệnh thán thư trên ớt

Hướng dẫn phòng bệnh thán thư trên ớt

  • Chọn giống kháng bệnh để canh tác.
  • Xử lý hạt giống bằng thuốc trừ nấm bệnh trước khi gieo trồng.
  • Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng. Nấm thường tồn tại trong các tàn dư thực vật sau thu hoạch nên cần làm sạch ruộng và xử lý diệt nấm.
  • Không nên trồng ớt với mật độ quá dày, làm cỏ tạo sự thông thoáng cho ruộng ớt.
  • Liếp phải cao và thoát nước tốt. tưới vừa đủ nước.
  • Bón phân cân đối, không bón nhiều phân có hàm lượng đạm (N) cao, lá xanh mướt tạo cho bệnh điều kiện phát triển mạnh. Nên sử dụng các chế phẩm có Trichoderma cho ruộng ớt.
  • Luân canh với các giống cây trồng khác họ cà và ớt.

Thuốc đặc trị bệnh thán thư trên ớt

BS01 là chế phẩm sinh học chuyên phòng trị nấm bệnh cho cây trồng tốt nhất trên thị trường hiện nay.

Thuốc trừ bệnh thán thư trên ớt
Chế phẩm sinh học trừ bệnh thán thư trên ớt

>> Xem ngay: Thuốc trừ bệnh thán thư ớt

Phun phòng bệnh  

  • Pha 5ml/4-5 lít nước hoặc 20ml/25 lít nước. Phun đều lên thân, cành, lá. Nên phun định kỳ 1-2 lần/tháng.

Phun cây bị bệnh: 

  • Pha 5ml/4-5 lít nước hoặc 20ml/25 lít nước. Phun 2-3 lần liên tục, mỗi lần cách nhau 4-5 ngày.

 

User

Tươi Phan

Chào các bạn, mình là Tươi. Một cử nhân Công Nghệ Sinh Học Nông Nghiệp của trường Đại học Khoa học tự nhiên TP. Hồ Chí Minh. Là một nông dân thành thị chính hiệu đam mê trồng rau hoa tại nhà. Mình hiểu những khó khăn và trở ngại của việc trồng trọt tại thành thị. Mình mong muốn được chia sẻ những kiến thức và hiểu biết của mình tới những người yêu cây, yêu hoa, đam mê nông nghiệp khác. Hy vọng có thể giúp đỡ các bạn trong việc chăm sóc khu vườn của mình một cách hiệu quả và an toàn.

Xem thêm