Banner

Bệnh thán thư trên ớt

Kích thước chữ

Bệnh thán thư hay còn gọi là bệnh thối nhũn gây ảnh hưởng nghiêm trọng trên cây trồng, đặc biệt là ớt. Bệnh có khả năng gây hại trên tất cả các bộ phận của cây ớt như thân lá và trái.

Tên thường gọi: Bệnh thối trái, đốm trái, nổ trái, thối khô, thán thư

Tên khoa học: Colletotrichum gloeosporioides

Các loại cây thường bị hại: Ớt, cà chua, cà tím,..

Nguyên nhân gây bệnh thán thư trên ớt

Điều kiện thời tiết nhiệt đới nóng ẩm với những cơn mưa thất thường của Việt Nam chính là môi trường thuận lợi cho sự phát sinh và phát triển của nấm bệnh ảnh hưởng đến cây ớt. Một trong những nấm bệnh gây nhiều thiệt hại cho cây ớt nhất là bệnh thán thư trên ớt. 

Nguyên nhân gây bênh thán thư trên ớt

- Bệnh thán thư trên cây ớt do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Nấm có khả năng lây lan nhanh chóng từ một số vị trí ra các bộ phận khác của cây và từ cây này qua cây khác.

- Nguồn bệnh tồn tại trong hạt giống hoặc tàn dư cây bệnh, được phát tán theo gió, côn trùng, nước mưa, nước tưới trên ruộng,...; Nấm bệnh lây lan qua sự tiếp xúc giữa các lá, cành với nhau nhờ gió hoặc mật độ trồng cao khiến các cành lá đan xen vào nhau. 

- Bệnh thường phát sinh vào mùa mưa, trong điều kiện thời tiết nóng, ẩm độ cao, ruộng úng nước, thoát nước kém, cây trồng bị mất cân đối dinh dưỡng, thừa đạm.

- Nấm bệnh gây hại mạnh vào thời kỳ ra hoa và đậu trái.

Nhận biết sớm bệnh thán thư trên cây ớt

Nấm bệnh thường tấn công nhiều trước giai đoạn thu hoạch, sau khi thu hoạch nấm bệnh vẫn tiếp tục gây ra bệnh trên trái ớt. Nấm bệnh thường tấn công nhiều trước giai đoạn thu hoạch, sau khi thu hoạch nấm bệnh vẫn tiếp tục gây ra bệnh trên trái ớt.

- Trên lá: Vết bệnh lúc đầu là những đốm tròn nhỏ, ướt, lõm và lây lan rất nhanh. Thân và cuống lá có thể bị bong vỏ, chồi bị hại có màu nâu đen. Cụm hoa bị tàn lụi và chết đen khi bệnh phát triển mạnh, làm cho cây bị chết dần hoặc còi cọc, chậm phát triển.

Biểu hiện của bệnh thán thư trên lá ớt

- Trên quả: Xuất hiện những đốm vòng tròn đồng tâm, hơi lõm xuống, nhìn như đốm mắt cua thường hơi ướt và có màu nâu nhạt đến nâu đậm. Sau vài ngày vết bệnh lớn dần, gây thối quả, vỏ khô trái teo lại, bệnh năng hơn có thể bị rụng.

Biểu hiện bệnh thán thư trên trái ớtBiểu hiện bệnh thán thư trên trái ớt

Tác hại bệnh thán thư trên cây ớt 

- Lá cây sau khi bị nhiễm bệnh sẽ bị biến dạng, bị rách lủng, khô và héo dần. Cây bị bệnh kém phát triển, vàng lá và rụng sớm.

- Trên trái có những đốm tròn màu nâu đen, hơi lõm xuống. Ban đầu vết bệnh chỉ chiếm diện tích nhỏ nhưng sau đó, nấm bệnh lây lan ra khắp cả trái khiến trái bị thối, khô và teo lại. 

- Bà con nông dân thiệt hại nặng nhất khi bệnh tấn công lên trái làm thối trái hàng loạt, năng suất bị giảm rõ rệt, có thể bị thất thu 100% do bệnh thán thư.

Hậu quả khi cây ớt bị thán thư

Cách trị bệnh thán thư ở ớt

Phòng trị bệnh thán thư trên ớt bằng biện pháp hóa học

- Phun các loại thuốc có hoạt chất Azoxystrobin hoặc Metomenostrobin,... 

Cảnh báo! Thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học gây ra các tác dụng phụ cho người sử dụng như: Gây nhức đầu, kích ứng mắt, về lâu dài có bị bệnh mất trí nhớ, ung thư,... Ngoài ra, việc sử dụng thuốc BVTV hóa học khiến nông sản chứa các dư lượng độc hại có thể khiến người tiêu dùng bị ngộ độc. 

Phòng trị bệnh thán thư trên ớt bằng biện pháp sinh học an toàn

1. Đối với vườn cây vừa mới nhiễm bệnh nhẹ

- Để loại bỏ bệnh thối trái, nổ trái, thán thư trên cây ớt, bà con cần đến BS02- Tika, đây là sản phẩm sinh học có chứa thành phần là nấm đối kháng Chaetomium spp., có khả năng tiết enzyme để tấn công và phá hủy vách tế bào của nấm Colletotrichum (gây bệnh thán thư ớt) khiến chúng bị yếu dần và chết đi.

- BS02 - Tika có nguồn gốc sinh học an toàn, không độc hại, mang đến cho bà con nông dân giải pháp thay thế cho các loại thuốc BVTV độc hại. Giúp làm giảm áp lực dịch hại, cây trồng ít bị nhiễm bệnh, chi phí đầu tư cho thuốc BVTV giảm, năng suất mùa vụ tăng dần theo từng năm. 

Trị bệnh thán thư trên cây ớt

  • Hướng dẫn sử dụng BS02 - Tika

- Cây bệnh: Pha 250g BS02 - Tika cho 200 lít nước.

Phun ngay khi bệnh vừa xuất hiện, mỗi lần phun cách nhau từ 5 - 7 ngày, phun từ 2 - 3 lần. Phun ướt đẫm, thân, cành, lá và vùng quanh gốc để kiểm soát nấm bệnh một cách tốt nhất, tránh lây lan diện rộng cho vườn.

- Phun phòng: Pha 250g BS02 - Tika cho 400 lít nước.

Phun ướt đẫm thân, cành, lá và vòng quanh gốc. Có thể phun định kỳ từ 3 - 4 vụ để hạn chế bệnh hại phát sinh.

Lưu ý: Có thể pha chung với các loại phân bón và thuốc BVTV sinh học khác khi sử dụng. Sản phẩm ứng dụng công nghệ bào tử nấm nên không gây ảnh hưởng đến chất lượng khi pha chung. Ngoài ra, có thể pha BS02 - Tika chung với BS06 - Nano Đồng để tăng hiệu quả của thuốc.

2. Đối với trái ớt thu hoạch có giá trị cao hoặc bệnh đã phát triển nặng

Sử dụng BS01 Chaetomium Diệt nấm khuẩn phổ rộng là chế phẩm sinh học chuyên phòng trị nấm bệnh cho cây trồng tốt nhất trên thị trường hiện nay.

Thuốc trị bệnh thán thư trên ớt

Phun phòng bệnh  

Pha 5ml/4-5 lít nước hoặc 20ml/25 lít nước. Phun đều lên thân, cành, lá. Nên phun định kỳ 1-2 lần/tháng.

Phun cây bị bệnh: 

Pha 5ml/4-5 lít nước hoặc 20ml/25 lít nước. Phun 2-3 lần liên tục, mỗi lần cách nhau 4-5 ngày.

Bệnh thán thư trên ớt gây ảnh hưởng, thiệt hại lớn đến năng suất cây trồng và chất lượng quả thu hoạch. Cần sớm phát hiện, xác định nguyên nhân để có cách phòng trị bệnh thán thư trên ớt hiệu quả.

Sản phẩm sinh học Hiệu quả cao - An toàn không độc hại

Bình luận

Hãy đăng nhập để bình luận