Tên gọi thông thường: Rầy mềm, rệp dưa, rệp muội
Tên khoa học: Aphis spp.
Các loại cây trồng thường bị hại: Bầu, bí, dưa leo, dưa hấu, đậu xanh, cà chua, cà tím,...
Kích thước chữ
Tên gọi thông thường: Rầy mềm, rệp dưa, rệp muội
Tên khoa học: Aphis spp.
Các loại cây trồng thường bị hại: Bầu, bí, dưa leo, dưa hấu, đậu xanh, cà chua, cà tím,...
- Rầy có hình bầu dục, cơ thể dài 1,5 - 2mm, cuối bụng có 2 phiến đuôi và 2 ống bụng ở hai bên. Rầy mềm trưởng thành được chia làm hai dạng:
- Dạng không cánh: Cơ thể màu vàng, xanh thẫm hoặc xanh đen và có một lớp sáp bao phủ phía trên.
- Dạng có cánh: Đầu và ngực màu nâu đen, bụng có màu vàng nhạt đến xanh đậm, phiến lưng ngực trước và ống bụng có màu đen.
- Rầy thường sống tập trung ở chồi non và mặt dưới của lá từ khi cây bầu có hai lá mầm cho đến khi thu hoạch.
- Trên lá và đọt non: Vạch mặt dưới của lá thấy có rầy bám chi chít. Lá bị rầy phá hại nặng sẽ xoắn lại, biến dạng; đọt non chùng xuống, và không phát triển nữa.
- Trên hoa: Hoa biến dạng, nhăn nheo, sau đó khô và không thể đậu quả.
- Rầy tấn công khiến cây còi cọc, phát triển kém, cho số lượng và chất lượng hoa quả kém, khiến cho năng suất cây giảm mạnh.
- Chất thải của rầy là môi trường thuận lợi thu hút nấm bồ hóng phát triển. Nấm sinh sôi và bao phủ lá, làm cản trở quá trình quang hợp, trao đổi chất của cây, khiến cho cây suy yếu và thậm chí là chết.
- Các vết thương cơ giới do rầy chích hút tạo điều kiện thuận lợi cho nấm, vi khuẩn, virus xâm nhập, tấn công và gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho cây bầu.
Biện pháp xử lý hóa học
- Sử dụng thuốc trừ sâu hóa học chứa các hoạt chất như: Pymetrozine, Cyromazine,...
Cảnh báo! Hiện nay có rất nhiều thuốc và hoạt chất trừ sâu - côn trùng phá hại đã bị nhà nước và các tổ chức nông nghiệp trên thế giới cấm sử dụng bởi độc tính quá cao. Các hoạt chất trong thuốc hóa học có thể khiến người phun say sẩm, ói mửa, lở ghẻ, sức khỏe suy yếu,.... Tồn dư hóa chất trong môi trường và nông sản còn khiến cho người sử dụng và người sinh sống trong khu vực phun thuốc mắc các bệnh nguy hiểm như: ung thư, vô sinh, thần kinh,....
Biện pháp xử lý sinh học
- Giải pháp phòng trừ rầy mềm an toàn và hiệu quả là sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ nấm xanh, nấm trắng (Metarhizium spp., Beauveria spp.) như BS25 - Insect. Các bào tử của nấm xanh, nấm trắng trong thành phần sản phẩm có khả năng tấn công các khớp của rầy mềm, hạn chế sự di chuyển và phá hại của chúng, sau đó tiết ra các độc tố gây ức chế miễn dịch, khiến cho cơ thể rầy mềm bị khô cứng và chết. Sau khi giết chết rầy mềm, nấm xanh nấm trắng vẫn sẽ tiếp tục sinh sôi và tấn công sang bọ trĩ, nhện đỏ, rệp sáp,..., góp phần bảo vệ cây trồng khỏe mạnh, sinh trưởng tốt, cho năng suất cao.
- BS25 - Insect ứng dụng công nghệ hiện đại sử dụng nấm đối kháng được thu ở dạng bào tử, đem lại hiệu quả cao trong việc kiểm soát và tiêu diệt nhiều loại tác nhân gây hại, có thể pha chung với các loại phân bón và thuốc BVTV khác. Sử dụng sản phẩm giúp giảm áp lực phân bón thuốc trừ sâu độc hại, góp phần tăng giá trị của nông sản, nâng cao lợi nhuận kinh tế cho người nông dân.
Hướng dẫn sử dụng BS25 - Insect
- Xử lý: Pha 200g sản phẩm BS25 - Insect với 200 lít nước.
Phun ướt đẫm thân, cành, lá, phun kỹ ở mặt sau của lá và vùng đất dưới gốc cây, từ 2 - 3 lần mỗi lần cách nhau 5 - 7 ngày khi phát hiện có rầy mềm xuất hiện trên vườn.
- Phòng ngừa: Pha 200g sản phẩm BS25 - Insect với 400 lít nước.
Phun ướt đẫm thân, cành, lá, phun kỹ ở mặt sau của lá và vùng đất dưới gốc cây định kỳ 3 - 4 lần/ vụ.
Lưu ý: Nên kết hợp BS25 - Insect với BS06 - Nano Đồng, phun kỹ bề mặt sau của lá và vùng đất dưới gốc cây để tăng hiệu quả phòng trừ rầy mềm, rút ngắn thời gian tiêu diệt rầy khiến rầy chết nhanh chóng, hàng loạt.
Xem thêm sâu hại thường gặp ở bầu bí
Sản phẩm sinh học Hiệu quả cao - An toàn không độc hại
Bình luận
Hãy đăng nhập để bình luận