Kích thước chữ
Để có được vườn bí đao cho trái to khỏe, chất lượng tốt cần phải có kỹ thuật gieo trồng phù hợp. Tùy vào thói quen canh tác của mỗi nông dân mà kỹ thuật gieo trồng bí đao sẽ khác nhau. Có thể trồng bí đao bò trên luống, leo giàn, trồng bằng cách ươm hạt hoặc trồng bằng cây con.
Cây bí đao có dạng thân thảo, thân cây phát triển mạnh mẽ, vì vậy có thể trồng cây bằng cách leo giàn hoặc bò trên mặt luống. Tùy vào cách gieo trồng mà kỹ thuật lên luống đào hố bí đao sẽ khác nhau.
Đối với bí đao leo giàn, luống có chiều cao khoảng 20 - 30 cm, chiều rộng phải đạt từ 1,5 - 2m (tùy thuộc vào kích thước của giàn). Hàng trồng bí đao leo giàn là hàng đơn, các hàng cách nhau khoảng 80cm. Hiện nay giàn chữ A và giàn đứng là hai loại giàn leo được áp dụng rộng rãi nhất trong quá trình canh tác và sản xuất bí đao [1].
Có độ cao từ 2 - 2,5m, có dạng hình hộp, kích thước của giàn tùy thuộc vào diện tích vườn của người trồng. Cột làm giàn đứng là tre, nứa hoặc thanh kim loại, bao bọc khung giàn là lưới chuyên dụng.
Giàn cao khoảng 2m so với mặt đất, khung giàn có hình chữ A. Vật liệu làm giàn là tre, gỗ, lưới và dây nilon chuyên dụng. Nếu trồng bí đao với diện tích lớn, có thể thay thế cột tre, gỗ bằng các cột kim loại.
Ngoài trồng bằng giàn leo thì cây bí đao vẫn có thể trồng bằng cách cho dây bò trên mặt đất. Tuy nhiên, chiều rộng luống của cây bí đao có dây bò trên mặt đất phải lớn hơn chiều rộng của luống khi làm giàn leo. Luống phải đạt chiều rộng từ 3,5 - 4 m, cao từ 25 - 30cm. Hàng trồng bí đao bò trên mặt luống là hàng đơn, hàng cách hàng từ 2,5 - 3m [1].
Lưu ý: Ngoài ra khi tiến hành lên luống cần phủ 1 lớp rơm, rạ cho dây bí đao bò và nâng đỡ trái hạn chế trái bí đao bị trầy xước.
Cây bí đao có thể trồng theo hàng đơn hoặc đôi tùy vào tập quán, thói quen canh tác của người dân ở từng vùng miền khác nhau trên cả nước.
Nên trồng cây bí đao khi trời mát, ít nắng để hạn chế việc cây bị mất sức do thoát hơi nước. Sau khi trồng cần tiến hành tưới nước cho cây, đảm bảo độ ẩm đất từ 65 - 70%.
Lưu ý: Khi tách cây ra khỏi bầu cần cẩn thận, nếu vỡ bầu, đứt rễ, cây phải mất thời gian và dinh dưỡng để tải tạo lại rễ, cây sinh trưởng chậm.
Tài liệu tham khảo
[1] Thái Hà và Đặng Mai, 2011. Bạn của nhà nông - Kỹ thuật trồng và chăm sóc một số loại rau. NXB Hồng Đức, trang 80 - 85.
[2] Tài liệu tập huấn kỹ thuật ICM trên cây bí xanh, 2015. Sở Nông Nghiệp & PTNT Thanh Hóa.