Banner

Kỹ thuật xử lý đất trồng cây bí đao

Kích thước chữ

Ngoài việc chọn giống bí đao có nhiều ưu thế, giống khỏe cho trái đẹp thì lựa chọn đất trồng, xử lý đất cũng là những yếu tố quan trọng trong quá trình canh tác bí đao. Kỹ thuật chọn và xử lý đất sẽ ảnh hưởng trực tiếp và xuyên suốt đến chu trình phát triển của cây.

Điều kiện tính chất đất phù hợp với cây bí đao

Mỗi loại cây trồng sẽ phù hợp với một số loại đất nhất định. Để cây sinh trưởng, phát triển tốt nhất, chúng ta cần lựa chọn đất trồng phù hợp nhất.

Điều kiện tính chất đất

Cây bí đao có khả năng chịu hạn tốt, tuy nhiên khả năng chịu ngập úng của cây rất kém. Trong quá trình ra hoa, nếu cây gặp thời tiết ẩm ướt, ngập úng kéo dài sẽ xuất hiện hiện tượng vàng lá, rụng hoa, rụng quả, ảnh hưởng nặng nề đến năng xuất của cây.

  • Để bí đao sinh trưởng tốt, cho năng suất cao cần chọn đất trồng có sa cấu đất là: 20sét + 30%thịt + 50%cát, ví dụ như đất phù sa, đất cát pha, đất thịt nhẹ.
  • Các loại đất này thường có phổ biến ở gần lưu vực các con sông, có hàm lượng dinh dưỡng cao, thoát nước tốt [1],[2].

Điều kiện pH đất

  • Ngoài loại đất có khả năng thoát nước tốt, thì pH cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình lựa chọn đất trồng cho cây bí đao.
  • Đất trồng cây bí đao nên có pH trong khoảng từ 6,5 - 7. Nếu độ pH của đất trồng bé hơn 6,5 hoặc lớn hơn 7 cần tiến hành xử lý đất để phù hợp với cây trồng [2].

Xử lý, cải tạo đất trước khi gieo trồng cây bí đao

Hầu hết các loại đất trồng đều tiềm ẩn nấm bệnh, khi gặp điều kiện thời tiết phù hợp sẽ gây hại cho cây trồng. Ngoài ra, trong quá trình canh tác, việc lạm dụng phân bón hóa học vô tình làm thay đổi tính chất đất, khiến pH đất thấp, đất chua, ảnh hưởng xấu đến cây trồng.

Vì vậy việc xử lý, cải tạo đất trước khi gieo trồng rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến cả quá trình sinh trưởng và phát triển sau này của cây. Xử lý và cải tạo đất trước gieo trồng có thể chia thành 2 khâu như sau:

Khâu chuẩn bị trước khi trồng bí đao

  • Bước 1: Vệ sinh đồng ruộng

Dọn dẹp tàn dư thực vật của mùa vụ trước, tiến hành thu gom và tiêu hủy trước khi trồng cây mới.

  • Bước 2: Chuẩn bị các vật dụng cần thiết

Các dụng cụ cần thiết để xử lý đất trồng bao gồm:

- Cuốc, xẻng, cào.

- Phân bón lót: Có thể sử dụng phân chuồng hoai mục hoặc phân xanh.

- Vôi: Sử dụng các loại bột vôi nông nghiệp hoặc tinh vôi bán ở các cửa hàng nông nghiệp uy tín.

- BS07 Trichoderma: Xử lý đất, loại bỏ nấm bệnh có trong đất, phân bón, phân giải các chất hữu cơ khó tan trong đất giúp cây dễ hấp thu, đất tơi xốp.

Khâu tiến hành xử lý, cải tạo đất

Các bước xử lý đất trước khi trồng bí đao:

  • Bước 1: Bón vôi

Vôi có thể bón cho đất trồng bí đao theo tỉ lệ 1,5 - 2 tấn/ ha. Lưu ý: Nếu lạm dụng vôi sẽ làm cho đất bị kiềm hóa, cây bí đao không thể hấp thu các nguyên tố như mangan, sắt,... mất cân bằng dinh dưỡng, sinh trưởng kém.

  • Bước 2: Cày sâu, phơi ải

Sau khi bón vôi tiến hành cày sâu và phơi ải cho đất. Cày sâu, phơi ải làm thay đổi môi trường sống của các vi sinh vật có hại, tiêu diệt các mầm bệnh nằm sâu trong đất.

  • Bước 3: Bón phân bón lót

Từ 10 - 15 ngày sau khi bón vôi, tiến hành bón phân lót cho đất. Phân bón lót có thể là phân chuồng hoai mục hoặc phân xanh, bón phân theo tỉ lệ: 22 - 30 tấn/ ha.

  • Bước 4: Xử lý đất bằng BS07 Trichoderma
Trichoerma loại nào tốt
Xử lý đất bằng Trichoderma

- Sau khi bón vôi 10 - 15 ngày, pha BS07 Trichoderma với liều lượng 1kg BS07 pha với 200 - 400 lít nước, tưới đều và đẫm trên đất trồng. Có thể bón cùng lúc phân bón lót và Trichoderma để tiết kiệm thời gian xử lý đất.

- BS07 Trichoderma giúp tiêu diệt nấm bệnh tồn tại trong đất, phân bón. Đồng thời Trichoderma còn có khả năng phân giải các chất hữu khó tan, giúp đất tơi xốp, cây dễ hấp thu các chất dinh dưỡng.

 

Tài liệu tham khảo

[1] Thái Hà và Đặng Mai (2011) Bạn của nhà nông - Kỹ thuật trồng và chăm sóc một số loại rau. NXB Hồng Đức, trang 80 - 85.

[2] Tài liệu tập huấn kỹ thuật ICM trên cây bí xanh, 2015. Sở Nông Nghiệp & PTNT Thanh Hóa.