Kỹ thuật xử lý đất trồng dâu tây

Kích thước chữ

Trước khi tiến hành canh tác cây dâu tây, bà con cần tiến hành xử lý đất để tiêu diệt các tác nhân gây hại cho cây trồng tồn tại trong đất như: Nấm, khuẩn, tuyến trùng,... Việc làm này nhằm hạn chế nấm bệnh xâm nhập, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng, đồng thời cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho đất, tạo tiền để cho sự phát triển ban đầu của cây.

Điều kiện tính chất đất phù hợp với cây dâu tây

  • Đất trồng dâu nên là đất thịt nhẹ, có hàm lượng hữu cơ cao, thoát nước và giữ ẩm tốt.
  • Độ pH thích hợp để trồng dâu tây dao động từ 5.3 - 6.5 vì dâu tây thích hợp với đất có tính kiềm.
  • Đất có hàm lượng dinh dưỡng cao sẽ cung cấp đủ dinh dưỡng sẽ cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Xử lý và cải tạo đất trước gieo trồng

Cải tạo đất
Cải tạo đất trồng dâu tây

Trước khi gieo trồng, bà con cần tiến hành cải tạo đất để hạn chế tác nhân gây hại và cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây trồng. Bà con có thể tham khảo các bước cải tạo đất sau đây [1]:

Đối với phương pháp canh tác truyền thống

  • Bước 1: Cày sâu, phơi ải

Trước khi trồng 1 tháng, bà con cần tiến hành làm sạch cỏ dại, cày sâu và tiến hành phơi ải

  • Bước 2: Bón vôi

Sau khi cày sâu, cào phẳng, bà con cần tiến hành rải vôi tạo thành đường rãnh luống để xác định khoảng cách luống.

  • Bước 3: Bón lót

Bón 1,5 tấn phân ủ hoai (phân chim lên men) + 30kg phân hỗn hợp cho 667m2 đất.

Lưu ý: Có thể sử dụng phương pháp bón kép cho cả luống để tránh mầm và phân tiếp xúc trực tiếp với nhau, từ đó tránh được nguy hại do phân bón gây ra.

  • Bước 4: Xử lý, diệt trừ nấm bệnh trong đất
Trichoderma xử lý đất trồng dâu tây
Xử lý đất trồng dâu bằng chế phẩm vi sinh

Sử dụng BS07 - Trichoderma để tiến hành xử lý nấm bệnh cho đất, đồng thời cung cấp thêm các vi sinh vật có lợi, giúp cải tạo tính chất đất, phân giải các chất hữu cơ khó tan để cây dễ dàng hấp thu và sử dụng.

- Cách 1: Pha 1kg BS07 - Trichoderma với 200 - 400 lít nước, tưới đều và ướt đẫm lên bề mặt luống.

- Cách 2: Trộn chung với phân bón lót rồi rải đều theo luống để tiết kiệm thời gian.

Đối với phương pháp canh tác áp dụng khoa học công nghệ cao

Cách xử lý xơ dừa

Xử lý xơ dừa trồng dâu tây
Xử lý xơ dừa trồng

Trong xơ dừa chứa 2 chất Tanin và Lignin, các chất này làm tắt các mạch hút chất dinh dưỡng của cây. Nếu sử dụng trực tiếp mà không qua xử lý có thể khiến cây con bị còi cọc, phát triển kém, gây ngộ độc hoặc dẫn đến chất cây. Vì vậy chúng ta cần tiến hành xả chát xơ dừa theo các bước sau đây [2]:

  • Bước 1: Xả chát Tanin

Ngâm xơ dừa trong nước sạch từ 2 - 3 ngày (Tanin tan trong nước). Đến khi thấy xơ dừa chuyển từ màu vàng nâu sang vàng sáng thì có thể vớt ra, trong quá trình này bà con cần thay nước mỗi ngày để có thể loại bỏ hoàn toàn Tanin.

  • Bước 2: Xả chát Lignin

Pha 1kg vôi bột với 50 lít nước, sau đó cho xơ dừa vào ngâm từ 5 - 7 ngày, trong khoảng thời gian này cần thay nước vôi trong thường xuyên để loại bỏ hoàn toàn Lignin, đến khi thấy nước vôi ngả sang màu vàng thì có thể vớt xơ dừa ra và rửa lại với nước sạch.

  • Bước 3: Rửa sạch, phơi khô xơ dừa

Cho xơ dừa vào nước sạch nhiều lần để xả hết lượng vôi còn tồn động trong xơ dừa để tránh làm ảnh hưởng đến bộ rễ của cây.

Sau khi đã rửa sạch và phơi khô, trộn đều xơ dừa với BS07 - Trichoderma để phòng nấm và vi khuẩn gây hại. Dùng 1kg BS07 - Trichoderma trộn đều với 50kg xơ dừa, sau đó mang đi phơi nắng từ 2 - 3 ngày, rồi tiếp tục dùng bạt ủ khoảng 7 ngày là có thể sử dụng để ươm cây.

Xử lý đất ươm cây dâu tây giống

Quy trình xử lý đất ươm cây dâu tây giống gồm những bước  [3]:

  • Bước 1: Trộn xơ dừa + trấu hun (đất sạch) + phân hữu cơ (phân chuồng ủ hoai mục) với tỷ lệ 7:2:1 (hoặc sử dụng 100% xơ dừa sạch).

  • Bước 2: Pha 500g BS07 - Trichoderma với 200 lít nước, tưới ướt đẫm giá thể để xử lý các tác nhân gây bệnh còn tồn tại trong giá thể, sau đó có thể sử dụng để ươm hạt.

Các bước ươm hạt giống dâu tây

Để ươm hạt giống bà con có thể thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

Chuẩn bị: Hạt giống, khay ươm (túi bầu) và giá thể đã được xử lý.

  • Bước 2: Xử lý hạt giống

Trước khi ươm hạt dâu tây, cần ngâm hạt vào nước với tỷ lệ 2 sôi : 3 lạnh từ 4 - 6 tiếng. Sau đó vớt ra khăn ấm rồi bảo vào bịch nilon và đặt ở chỗ tối cho đến khi hạt nứt nanh thì có thể mang đi ươm.

  • Bước 3: Đổ đất vào khay ươm

Chọn khay ươm có số lỗ phù hợp với nhu cầu ươm cây giống của bà con. Sau đó cho giá thể ươm cây đã chuẩn bị sẵn vào khay ươm.

  • Bước 4: Gieo hạt

Đào một lỗ nhỏ ở giữa mỗi ô và cho hạt giống dâu tây vào, sau đó lắp một lớp giá thể mỏng lên mặt để hạn chế tình trạng mất nước ở hạt.

Đặt khay ươm ở nơi có nhẹ, tưới nước nhẹ nhàng từ 1 - 2 lần mỗi ngày để cấp ẩm cho hạt. Đến khi cây nảy mầm và có từ 2 - 3 lá thật trở lên thì có thể trồng ra vườn.

 

Tài liệu tham khảo

[1] Thanh Huyền (20116), Kỹ thuật trồng dâu tây, NXB Hồng Đức

[2] Hùng Chaetomium (2018), "3 bước xử lý giá thể và quy trình trồng rau mầm", CNX.

[3] Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng, “ Quy trình tạm thời kỹ thuật canh tác cây dâu tây ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng “, Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Lâm Đồng.