Tên gọi thông thường: Bọ trĩ, bù lạch, rầy lửa,...
Tên khoa học: Thrips sp.
Các loại cây trồng thường bị hại: Khổ qua, mướp đắng, dưa lưới, dưa leo,…
Kích thước chữ
Tên gọi thông thường: Bọ trĩ, bù lạch, rầy lửa,...
Tên khoa học: Thrips sp.
Các loại cây trồng thường bị hại: Khổ qua, mướp đắng, dưa lưới, dưa leo,…
- Ấu trùng và thành trùng đều rất nhỏ, có kích thước khoảng 1 - 2mm, có màu vàng, đen hay có sọc.
- Thường sống tập trung thành đám đông ở mặt dưới lá non hoặc đọt non để chích hút nhựa cây.
- Tấn công từ lúc cây có 2 - 3 lá thật cho đến hết chu kỳ sinh trưởng của cây.
- Bọ trĩ gây hại từ giai đoạn cây con cho đến hết chu kỳ sinh trưởng của cây.
- Chúng chích hút chất dinh dưỡng làm cho cây bị còi cọc, kém phát triển và khiến ngọn, lá bị xoăn lại, tạo ra các vết rách trên lá, làm biến dạng hoa và trái.
- Bọ trĩ chích hút làm cho cây còi cọc, lá, đọt non bị xoăn lại và khiến trái kém phát triển.
- Ngoài ra, chúng còn là vật trung gian truyền virus khảm cho cây.
- Nếu bọ trĩ xuất hiện trong vườn với mật độ cao sẽ gây thiệt hại nặng đến sản lượng và chất lượng trái. Đồng thời làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập của bà con nông dân.
Biện pháp xử lý hóa học
- Sử dụng thuốc trừ sâu hóa học có chứa các hoạt chất như: Spinetoram, Thiamethoxam,...
Cảnh báo! Sử dụng thuốc trừ sâu hóa học có thể gây tồn dư chất độc trong trái, khiến cho nông sản không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập của người nông dân.
Biện pháp xử lý sinh học
- Bà con cần sử dụng BS25 - Insect để phòng trừ và kiểm soát bọ trĩ. Với các thành phần chính là nấm xanh (Metarhizium spp.) và nấm trắng (Beauveria spp.), có khả năng ký sinh và xâm nhập vào cơ thể bọ trĩ, giúp phá vỡ các khớp khoang cơ thể và khiến chúng chết đi sau 2 - 3 ngày. Đồng thời các sợi nấm mọc lên từ xác bọ trĩ sẽ phát tán và lây nhiễm sang các tổ côn trùng gây hại khác như: nhện đỏ, bọ dưa,...khiến chúng bị tiêu diệt hoàn toàn.
- BS25 - Insect có khả năng phòng ngừa và kiểm soát nhanh chóng các loại côn trùng gây hại trên khổ qua. Giúp bà con nông dân có thể giảm thiểu được tiền thuốc trừ sâu hóa học. Đồng thời, sản phẩm có nguồn gốc từ sinh học sẽ giúp bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và thân thiện với môi trường.
Hướng dẫn sử dụng BS25 - Insect
- Xử lý: Pha 200g BS25 - Insect cho 200l nước.
Xử lý ngay khi thấy rầy mềm xuất hiện, phun từ 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau từ 5 - 7 ngày. Cần phun ướt đẫm thân, cành, đặc biệt là mặt dưới lá và vùng quanh gốc để mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Phun phòng: Pha 200g BS25 - Insect cho 400l nước.
Phun định kỳ từ 3 - 4 lần/vụ để phòng ngừa dịch hại. Khi phun cần ướt đẫm thân, cành, hai mặt lá và vùng quanh gốc để hạn chế sự xuất hiện của rầy mềm.
Lưu ý: Có thể pha chung với các loại phân bón và thuốc trừ sâu - côn trùng khác khi sử dụng. Sản phẩm ứng dụng công nghệ bào tử nấm nên không gây ảnh hưởng đến chất lượng khi pha chung. Ngoài ra có thể pha BS25 - Insect chung với BS06 - Nano Đồng để tăng hiệu quả của thuốc.
Xem thêm các bệnh thường gặp ở khổ qua:
Sản phẩm sinh học Hiệu quả cao - An toàn không độc hại
Bình luận
Hãy đăng nhập để bình luận